Mẫu hợp đồng thi công

Thi công xây dựng bao gồm việc xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, các bên thường ký kết hợp đồng thi công nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên đồng thời chính là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bởi vậy, trong bài viết này, Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp cho khách hàng mẫu hợp đồng thi công theo quy định pháp luật.

1.Cơ sở pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng thi công

Cơ sở pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng thi công là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Mẫu hợp đồng thi công là gì?

Hợp đồng thi công hay hợp đồng thi công xây dựng công trình là một loại hợp đồng xây dựng.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình là “hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;”

Theo đó, Hợp đồng thi công được hiểu là văn bản ghi nhận việc một bên giao cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thi công xây dựng công trình, nhà ở hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình đã có.

===>>> Xem thêm:Mẫu hợp đồng giao khoán xây dựng

3. Nội dung của mẫu hợp đồng thi công là gì?

Vì hợp đồng thi công cũng là một loại hợp đồng xây dựng cho nên nội dung mẫu hợp đồng thi công cũng sẽ bao gồm các điều khoản chính theo Điều 141 Luật Xây dựng như sau:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng ;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng;
  • Các nội dung khác.

4. Mẫu hợp đồng thi công

Để khách hàng tiếp nhận thông tin được cụ thể hơn, Công ty Luật Thái An đưa ra mẫu hợp đồng thi công dưới đây. Tùy trường hợp cụ thể mà khách hàng cần sửa đổi mẫu hợp đồng thi công cho phù hợp hoặc liên hệ Luật sư để được hỗ trợ soạn thảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Số:…………………..

– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ Luật Xây dựng 2014; sửa đổi bổ sung năm 2020;

– Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

– Căn cứ Giấy phép xây dựng của khách hàng số:………… ../GPXD cấp ngày:………   

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên

Hôm nay, ngày ……tháng ………năm 20…….

Tại địa chỉ:…………………………………………………………………………………..

Hai bên gồm có:

BÊN THUÊ THI CÔNG (sau đây gọi là Bên A)

Tên đơn vị          :…………………….

Mã số thuế      : …………………..

Đại diện bởi    : …………..              Chức vụ : ……………………….

Địa chỉ             : ………………………..

Điện thoại       : ………………………..

Fax                   : ……………….

Tài khoản        : …………… Ngân hàng …………. – Chi nhánh:………………

BÊN NHẬN THI CÔNG (sau đây gọi là Bên B)

Tên đơn vị          :…………………….

Mã số thuế      : …………………..

Đại diện bởi    : …………..              Chức vụ : ……………………….

Địa chỉ             : ………………………..

Điện thoại       : ………………………..

Fax                   : ……………….

Tài khoản        : …………… Ngân hàng …………. – Chi nhánh:………………

Sau thời gian đàm phán, hai bên đồng ý ký kết Hợp đồng thi công (“Hợp Đồng") này với các điều khoản và điều kiện như sau:

Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải

Các từ và cụm từ trong Hợp đồng này được hiểu theo các định nghĩa và diễn giải sau đây:

  1. Chủ đầu tư là ……(tên giao dịch chủ đầu tư).
  2. Nhà thầu là ………. (tên của nhà thầu).
  3. Dự án là dự án … (tên dự án).
  4. Công trình là …
  5. …..

Điều 2. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng

  1. Hợp đồng này chịu sự Điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Việt Nam.
  2. Ngôn ngữ của Hợp đồng này được thể hiện bằng tiếng Việt.

Điều 3. Nội dung công việc

Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thi công công trình……………………. Tại địa chỉ:…………………

Bên B sẽ thực hiện các công việc xây dựng từ khi bắt đầu tới khi hoàn thiện, bàn giao nhà cho bên A, gồm: Xây móng nhà (gia cố, ép cọc nếu có); làm bể nước ngầm; …..

Thông tin cụ thể được ghi nhận tại Phụ lục hợp đồng.

Điều 4. Tiến độ thi công

Ngày bắt đầu thi công: Từ ngày …/ ……. /20…….

Thời gian hoàn thiện kết thúc thi công, bàn giao công trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ là … ngày (bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ Lễ, Tết)

Mẫu hợp đồng thi công được sử dụng phổ biến hiện nay
Mẫu hợp đồng thi công được sử dụng phổ biến hiện nay – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Điều 5. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá trị hợp đồng

Với phạm vi công việc theo Điều 3 của Hợp Đồng, hai bên thống nhất Giá Trị Hợp Đồng là: ……………..   VND (Bằng chữ : ……………….) Giá trị trên đã bao gồm 10% thuế VAT

Chi tiết giá trị hợp đồng xem “ Phụ lục Hợp đồng” đính kèm.

Giá Trị Hợp Đồng này đã bao gồm tất cả chi phí để vật tư vận chuyển lắp dựng hoàn chỉnh tại công trường, bảo hành. Khi có phát sinh tăng, hoặc giảm hai bên sẽ căn cứ vào đơn giá trong Bảng dự toán chi tiết để làm phát sinh tăng hoặc giảm. Các hạng mục phát sinh không có trong đơn giá dự toán thì hai bên sẽ thống nhất cụ thể.

2    Phương thức thanh toán:

a) Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng

===>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

b) Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của Bên B như sau:

Người thụ hưởng       : ………..

Tài khoản        : ……………..Ngân hàng ……….. – Chi nhánh:…………….

Mọi khoản lệ phí ngân hàng liên quan đến việc chuyển khoản sẽ do Bên A chịu.

Tiến độ thanh toán: (theo thỏa thuận của các bên)

c) Hồ sơ đi kèm khi thanh toán

Hồ sơ thanh toán bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị thanh toán;
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành giai đoạn;
  • Bảng khối lượng công việc hoàn thành;
  • Bảng xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành ;
  • Bản vẽ khoanh vùng vị trí, thể hiện nội dung công việc hoàn thành;
  • Hóa đơn VAT phù hợp giá trị được hoàn thành theo quy định của nhà nước.

Hồ sơ thanh toán hai bên A và B phải hoàn tất chậm nhất trong vòng ……… ngày kể từ ngày nghiệm thu bàn giao.

Điều 6: Trách nhiệm của Bên A

  • Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng; cung cấp điện, nước đến công trình; tạm ứng và thanh toán kịp thời;
  • Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình (nếu có bản vẽ) hoặc trình bày ý tưởng xây dựng để bên B thực hiện (có thể ghi ra giấy để làm căn cứ nếu xây dựng không theo ý muốn hoặc có tranh chấp).
  • Trực tiếp giám sát thi công về tiến độ (hoặc cử người giám giám sát), biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;
  • Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;
  • Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.

Điều 7: Trách nhiệm của Bên B

  • Chuẩn bị cốt pha và giàn giáo bảo đảm tiêu chuẩn, an toàn trong quá trình xây nhà (chi phí thuộc về bên B);
  • Đảm bảo đủ thợ chính và thợ phụ trong quá trình xây dựng;
  • Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên A; đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí phải làm lại không tính tiền công và phải bồi hoàn vật liệu;
  • Lập tiến độ thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được thi công tiếp;
  • Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tự, an ninh, khai báo tạm trú;
  • Bảo quản nguyên vật liệu bên A bàn giao và phương tiện, máy thi công;
  • Khi đổ bê tông bên B phải đảm bảo bê tông phải được làm chắc bằng đầm rung;
  • Bề mặt của tường, trần phải được trát phẳng, khi soi laser hoặc cán thước phải đảm bảo không nhìn rõ vết trát lồi lõm;
  • Bảo hành công trình trong thời hạn ….. tháng, kể từ ngày được bên A nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nếu thấm tường, nứt tường, thấm sàn, nứt sàn bê tông thì bên B chịu trách nhiệm khắc phục, bên A không thanh toán số tiền bảo hành cho bên B;

Điều 8. Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Nội dung này theo sự thỏa thuận của các bên.

===>>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng

===>>> Xem thêm: Quy định phạt do chậm thanh toán

Điều 9. Nghiệm thu, bàn giao và bảo hành công trình

1.  Nghiệm thu Công Trình:

(a)   Sau khi hoàn thành Công Trình, Bên B sẽ thông báo cho Bên A nghiệm thu Công Trình. Trong vòng ……. ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên B, Bên A phải cùng với Bên B tiến hành nghiệm thu bàn giao Công Trình và Ký Biên Bản Nghiệm Thu. Kể từ ngày ……….. trở đi, Bên B có quyền tính thêm chi phí cử người quản lý, trông coi Công Trình, cũng như các chi phí hợp lý khác (nếu có).

(b)     Quá ……… ngày kể từ ngày nhận được thông báo lần 2 của Bên B về việc nghiệm thu bàn giao mà Bên A vẫn chưa cùng Bên B nghiệm thu bàn giao thì Công Trình được xem như đã được bên B hoàn thành theo đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ theo đúng qui định của hợp đồng (“ Công trình được xem hoàn thành"), Bên B có quyền, nhưng không bắt buộc, rút người, máy móc thiết bị ra khỏi Công Trình .khi đó mọi rủi ro, mất mát, hư hỏng Công Trình sẽ do bên A chiu trách nhiệm.

        Bên B có trách nhiệm chuẩn bị các văn bản theo quy định của pháp luật hiện hành để nghiệm thu

Sau khi các công việc theo hợp đồng được hoàn thành đáp ứng các điều kiện để nghiệm thu theo quy định tại Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì Bên B và Bên A tiến hành nghiệm thu công trình.

2.    Bảo hành Công Trình:

        (a)            Thời gian bảo hành Công Trình là ……. tháng kể từ ngày ký Biên Bản Nghiệm Thu. Bên A công nhận sẽ không còn quyền yêu cầu bên B bảo hành khi hết tháng thứ mười hai kể từ ngày Công Trình Được Xem Hoàn Thành.

        (b)           Trong thời gian bảo hành Bên B có trách nhiệm sửa chữa kịp thời những hư hỏng do lỗi thi công của Bên B chậm nhất là ………. ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Bên A.

Điều 10. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng

===>>> Xem thêm:Hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng là gì?

===>>> Xem thêm: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Điều 11. Bất khả kháng

1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như: động đất, bão, lũ lụt, hoả hoạn, chiến tranh hoặc các nguy cơ xảy ra chiến tranh và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các sự kiện khác theo quy định của pháp luật.

2.  Trường hợp một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt Hợp Đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng có nhiệm vụ phải:

(a)  Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra;

(b) Thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng trong vòng ……. ngày ngay sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện Hợp Đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp Đồng.

Nếu việc thực hiện Hợp đồng tiếp tục bị ngăn cản trong vòng …… ngày do sự kiện bất khả kháng, một trong các bên có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp Đồng cho bên kia, thông báo này có hiệu lực trong vòng ……… ngày. Nếu hết hạn …… ngày nhưng tác động của bất khả kháng vẫn tiếp tục thì Hợp Đồng sẽ tự động chấm dứt.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp bất khả kháng

===>>> Xem thêm: Xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Điều 12. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

1. Khiếu nại

Thực hiện theo quy định nêu tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

2. Xử lý các tranh chấp

  • Thực hiện theo quy định nêu tại Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
  • Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải.
  • Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên trọng tài để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam (hoặc Tòa án Nhân dân) theo quy định của pháp luật. Quyết định của trọng tài (hoặc Tòa án Nhân dân) là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Điều 13. Điều khoản chung

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã quy định trong Hợp đồng này, không bên nào được đơn phương thay đổi hoặc tự ý hủy bỏ hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo pháp luật. Bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào đối với Hợp đồng này phải được lập thành văn bản và có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của hai bên.

2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng

3. Hợp đồng thi công này được lập thành bốn (4) bản chính bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ hai (2) bản chính có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Trên đây là mẫu hợp đồng thi công cơ bản của Luật Thái An.

===>>> Xem thêm:Mẫu hợp đồng xây dựng

===>>> Xem thêm:Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

5. Dịch vụ soạn thảo mẫu Hợp đồng thi công của Công ty Luật Thái An

Công ty Luật Thái An™ tự hào có đội ngũ luật sư am hiểu và giầu kinh nghiệm trong tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng xây dựng. Việc sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro và tranh chấp từ giao dịch, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, chi phí thấp cho chất lượng cao.

Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn. Để yêu cầu dịch vụ, vui lòng nhắn tin qua zalo hoặc điền FORM. Chúng tôi phản hồi 24/7!

===>>> Xem thêm:Soạn thảo hợp đồng xây dựng

Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồngtư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Nguyễn Văn Thanh