Các loại thuế của doanh nghiệp phải nộp là gì ?

Thuế của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, đó là nguồn thu nhập chủ yếu để chính phủ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, chăm sóc xã hội, và duy trì hoạt động của các cơ quan chính trị. Doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn phải chịu trách nhiệm với việc nộp các loại thuế đa dạng.

Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, việc hiểu rõ về các loại thuế này có thể là một thách thức. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp” để có cái nhìn tổng quan về hệ thống thuế này và sự ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp và xã hội.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 302/2016/TT-BTC
  • Luật giá trị gia tăng 2008
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC
  •  Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Nghị định 80/2021/NĐ-CP

2.  Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp

Căn cứ vào khoản 4 điều 8 luật doanh doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Do đó, nộp thuế là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp.

3. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Theo quy định hiện hành, các loại thuế chính doanh nghiệp phải nộp bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, tùy vào đặc điểm và hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm các loại thuế khác tương ứng.

a. Thuế môn bài

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một một khoản thuế trực thu mà doanh phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ, vốn đầu tư hoặc doanh thu. Mỗi năm doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế môn bài 01 lần. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP  và hướng dẫn tại Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài áp dụng đối với các doanh nghiệp được quy định như sau:

Bậc thuế Đối tượng thu Mức thu (đồng/năm)
1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng 03 triệu
2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống 02 triệu

Lệ phí môn bài sẽ nộp từng năm một và được nộp ngay từ thời điểm thành lập doanh nghiệp. Theo Thông tư 302/2016/TT-BTC thì đối với doanh nghiệp thành lập vào khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến 30/06 của năm dương lịch thì phải nộp đủ 100% lệ phí môn bài theo quy định. Còn nếu thành lập từ ngày 01/07 đến 31/12 của năm dương lịch thì mức nộp lệ phí môn bài sẽ chỉ là 50%.

Mức thu lệ phí môn bài dựa vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Nếu có sự thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ghi bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 18 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là gì?
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là gì? – ảnh minh hoạ: Internet

b. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ vào điều 2 luật thuế giá trị gia tăng 2008: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Đối doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Trong đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa sẽ có các mức tương ứng là 0%, 5% và 10% tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ. Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như sau:

Công thức tính thuế bằng phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Ví dụ: Công ty A bán hàng hóa trong tháng 12 với giá trị 100 triệu đồng, thuế suất GTGT 10%. Doanh nghiệp có hóa đơn mua nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất trong tháng 12 với giá trị 50 triệu đồng, thuế suất GTGT 10%.

Như vậy, số thuế mà công ty A phải nộp là:  Thuế GTGT đầu ra: 100 triệu đồng x 10% = 10 triệu đồng. Thuế GTGT đầu vào: 50 triệu đồng x 10% = 5 triệu đồng

=> Thuế GTGT phải nộp: 10 triệu đồng – 5 triệu đồng = 5 triệu đồng

Công thức tính thuế bằng phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa

Ví dụ: Công ty A bán lẻ điện thoại di động với giá bán là 10 triệu đồng/chiếc, bao gồm thuế GTGT. Thuế suất GTGT áp dụng cho mặt hàng điện thoại di động là 10%.

Số thuế GTGT phải nộp của công ty A khi bán 1 chiếc điện thoại di động phải nộp là:  GTGT của hàng hóa: 10 triệu đồng / (1 + 10%) = 9.090.909 đồng. Thuế GTGT phải nộp: 9.090.909 đồng x 10% = 909.090,9 đồng

Công ty A phải nộp 909.090,9 đồng thuế GTGT khi bán 1 chiếc điện thoại di động.

c. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi phát sinh thu nhập.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất TNDN

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Lỗ kết chuyển theo quy định
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính thế – Chi phí được trừ + Thu nhập chịu thuế khác

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm:

Doanh thu của doanh nghiệp

Thuế suất

Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm ≤ 20 tỷ đồng

20%

Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và các tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam

32% – 50%

Các trường hợp còn lại

22%

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được áp dụng có thời hạn mức thấp hơn mức thuế suất thông thường.

Ví dụ:

Công ty ABC có doanh thu năm 2023 là 200 tỷ đồng. Doanh nghiệp có các khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính,… với tổng số tiền là 150 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 50 tỷ đồng.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của công ty ABC là:

  • Thu nhập chịu thuế: 50 tỷ đồng
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% (Doanh nghiệp có doanh thu năm dưới 200 tỷ đồng)
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 50 tỷ đồng x 20% = 10 tỷ đồng

Vậy, công ty ABC phải nộp 10 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2023.

d. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân là: được tính căn cứ dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Việc kê khai thuế và nộp thuế thực hiện theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012) và Thông tư 111/2013/TT-BTC.

e. Một số loại thuế khác

Ngoài các loại thuế trên, tùy vào đặc điểm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn phải đóng một số loại thuế sau: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường thuế tài nguyên,…

 

KẾT LUẬN

Như vậy, Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về thuế doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý mà còn đóng góp tích cực vào phát triển bền vững của nền kinh tế. Đồng thời, sự minh bạch và công bằng trong hệ thống thuế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về “các loại thuế của doanh nghiệp phải nộp”. xin lưu ý là thời điểm đăng bài này, các quy định của pháp luật có thể đã thay đổi. Hãy gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ kịp thời.

Nguyễn Văn Thanh