Hướng Dẫn Chi Tiết Quy Trình Ly Hôn Đơn Phương

Ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn đặc biệt khi một trong hai người trong cuộc hôn nhân muốn chấm dứt mối quan hệ nhưng người kia không đồng ý. Để có thể ly hôn đơn phương, người vợ và người chồng phải thực hiện thủ tục pháp lý khá phức tạp tại Toà án. Việc hiểu rõ quy trình ly hôn đơn phương là rất quan trọng, bởi nó không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn về mặt tinh thần, mà còn giúp bạn biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình ly hôn.

Công ty Luật Thái An tự hào cung cấp dịch vụ ly hôn đơn phương đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân trong và ngoài nước.Kể cả khi bạn sử dụng dịch vụ ly hôn thì bạn cũng phải hiểu được quy trình và thủ tục để tỏ ra am hiểu và chủ động trong toàn bộ quá trình ly hôn.

ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LY HÔN, HÃY GỌI (024) 7305 6898 HOẶC ĐỂ LẠI TIN NHẮN ZALO, FACEBOOK

1. Thế nào là ly hôn đơn phương ?

Như đã nói ở phần đầu bài viết, về cơ bản ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên (người vợ hoặc người chồng), người kia thuộc một hoặc vài hoặc tất cả các trường hợp sau:

  • không đồng ý ly hôn
  • không đồng ý về việc chia tài sản chung vợ chồng
  • không đồng ý về việc ai sẽ trực tiếp nuôi con chung sau ly hôn và người kia cấp dưỡng nuôi con như thế nào

Đó là những tranh chấp ly hôn do hai vợ chồng không thoả thuận được với nhau. Chi tiết có tại bài viết Tranh chấp ly hôn.

Cần lưu ý rằng ly hôn đơn phương là VỤ ÁN dân sự và được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong vụ án ly hôn đơn phương, người yêu cầu ly hôn là nguyên đơn, người bị yêu cầu ly hôn là bị đơn.

Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản với ly hôn thuận tình (là VỤ VIỆC dân sự).

2. Các trường hợp ly hôn đơn phương

Có 3 trường hợp ly hôn đơn phương như sau:

a. Đơn phương ly hôn theo yêu cầu của một bên:

Đây là trường hợp người vợ hoặc người chồng yêu cầu ly hôn người còn lại thì hoặc không đồng ý ly hôn, người kia hoặc không đồng ý ly hôn hoặc không đồng ý về việc chia tài sản và/hoặc nuôi con chung sau ly hôn.

Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

b. Đơn phương ly hôn khi người vợ hoặc chồng mất tích:

Nếu vợ hoặc chồng mất tích thì người kia có thể yêu cầu Toà án tuyên bố mất tích, sau đó giải quyết yêu cầu ly hôn. Chi tiết có tại bài viết Ly hôn trong trường hợp mất tích.

c. Đơn phương ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích

Đây là trường hợp đơn phương ly hôn theo yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Các trường hợp không được ly hôn đơn phương

Căn cứ khoản 3 điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:

“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy là trong các trường hợp nêu trên, nếu người chồng nộp đơn ly hôn đơn phương tới Toà án thì sẽ bị trả lại.

Tuy nhiên, người vợ mà đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu ly hôn. Nếu người vợ nộp đơn ly hôn đơn phương thì toà án vẫn chấp nhận. Hoặc nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu toà án giải quyết ly hôn (ly hôn thuận tình), thì yêu cầu này vẫn được chấp nhận.

>>> Xem thêm: Ly hôn khi vợ đang mang thai ?

4. Ai có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương?

Chỉ có đương sự là người vợ hoặc người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Điều này có nghĩa là bạn bè, người thân… đều không có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, pháp luật (Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014) quy định trường hợp duy nhất mà người yêu cầu ly hôn không phải là vợ hoặc chồng, đó là:

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

5. Điều kiện để yêu cầu ly hôn đơn phương

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Như vậy, một trong những điều kiện để yêu cầu ly hôn đơn phương là người yêu cầu phải chứng minh rằng hôn nhân đã hết sự hòa hợp và không còn khả năng tiếp tục. Người yêu cầu ly hôn phải đưa ra các bằng chứng xác thực về nguyên nhân làm cho hôn nhân bế tắc. Căn cứ Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì các căn cứ để Toà án giải quyết ly hôn đơn phương là:

  • Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
  • Không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Lưu ý: Trong trường hợp người vợ bị chồng bạo hành thường xuyên thì đây có thể là một trong các căn cứ để ly hôn đơn phương. Tuy nhiên cần phải thu thập các bằng chứng chứng minh hành vi bạo lực gia đình của chồng. Ví dụ: những vết bầm trên người; xác nhận của hàng xóm, tổ trưởng tổ dân phố,….

Ngoài ra, người yêu cầu còn phải chứng minh rằng đã có các biện pháp hòa giải nhưng không thành công.

Căn cứ giải quyết ly hôn đơn phương
Cần phải có căn cứ giải quyết ly hôn đơn phương – ảnh minh hoạ: Luật Thái An

6. Quy trình ly hôn đơn phương

Quy trình ly hôn đơn phương là quy trình tố tụng tại Toà án có thẩm quyền. Do đó, thủ tục rất phức tạp và nghiêm ngặt, gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu liên quan
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Bước 2: Quy trình xử lý tại tòa án: Tòa án sau khi nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và tiếp nhận nếu hồ sơ đầy đủ. Sau đó, tòa án sẽ thông báo cho người bị yêu cầu ly hôn và tiến hành thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải không thành công, tòa án sẽ tiến hành xét xử.

Chi tiết về hồ sơ và các bước thủ tục có tại bài viết Thủ tục ly hôn đơn phương

Cần lưu ý là thủ tục ly hôn đơn phương KHÔNG CÓ yếu tố nước ngoài và thủ tục ly hôn CÓ yếu tố nước ngoài là hoàn toàn khác nhau.

7. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình ly hôn đơn phương

Người yêu cầu ly hôn có quyền đưa ra đơn yêu cầu và được nghe tại phiên tòa. Họ cũng có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án.

Người bị yêu cầu ly hôn có quyền được thông báo về đơn yêu cầu và được tham dự phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Họ cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng và tuân thủ các quyết định của tòa án.

Cả hai bên đều có quyền ủy quyền cho luật sư để được tư vấn và đại diện tại tòa án. Điều này là rất cần thiết vì luật sư sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tránh bị thua thiệt về giành quyền nuôi con và chia tài sản chung vợ chồng. Cần lưu ý là vợ, chồng có thể uỷ quyền cho luật sư nhưng vẫn phải ra toà, do ly hôn là quyền nhân thân – không ai có thể thay thế được.

>>> Xem thêm: Uỷ quyền ly hôn ?

8. Cách thức giải quyết vấn đề liên quan đến con cái trong quá trình ly hôn đơn phương

Những hậu quả ly hôn là rất lớn. Con cái là một trong những vấn đề phải giải quyết. Nhiều người hỏi “Ly hôn đơn phương có được quyền nuôi con không?”. Chúng tôi xin trả lời sau đây:

a. Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền nuôi con sau khi ly hôn theo hướng  đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Về cơ bản, quyền này được xác định dựa trên độ tuổi của con, điều kiện của cha, mẹ về vật chất (đảm bảo nhu cầu ăn ở của con), về tinh thần (đảm bảo nhu cầu được học hành, được dậy dỗ, được giáo dục của con)…

Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn:

Quyền nuôi con khi ly hôn: Tư vấn của luật sư

Về cơ bản, việc ly hôn đơn phương không ảnh hưởng tới quyền nuôi con của cha, mẹ, trừ trường hợp ly hôn đơn phương do người vợ hoặc người chồng vi phạm nghĩa vụ trầm trọng và dính líu tới tệ nạn xã hội, lối sống buông thả… Lý do là nếu có lối sống không lành mạnh thì người đó sẽ có ảnh hưởng xấu tới con cái, do đó Toà không cho người đó quyền nuôi con.

b. Xử lý ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn đơn phương đến con cái

Ly hôn đơn phương có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống của con cái. Trẻ có thể cảm thấy bị lạc lõng, lo lắng và không an toàn. Việc cha mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc tới trẻ trong thời gian dài, kể cả khi trẻ đã trưởng thành. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ tâm lý cho con trong quá trình này.

Cha mẹ cần hỗ trợ con cái trong quá trình ly hôn đơn phương có thể bao gồm việc trò chuyện với con về tình hình, đảm bảo rằng con biết rằng không phải lỗi của chúng và giúp chúng thích nghi với thay đổi. Việc cha mẹ giữ liên lạc một cách ôn hoà và hợp lý sau ly hôn cũng là cách hữu hiệu giúp con vượt qua những ảnh hưởng đến tâm lý.

9. Cách thức giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản trong quá trình ly hôn đơn phương

Một số người thắc mắc là ly hôn đơn phương có được chia tài sản không?

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, việc chia tài sản không khác biệt so với việc ly hôn thông thường. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định rằng, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đều cho cả hai, trừ trường vợ chồng có thoả thuận về chế độ tài sản vợ chồng hoặc thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Việc này áp dụng cho cả tài sản mà cả hai bên đã mua hoặc kiếm được trong thời gian kết hôn, bao gồm nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, cổ phiếu, và tài sản khác. Tuy nhiên, tài sản riêng của mỗi người, những tài sản mà họ đã sở hữu trước khi kết hôn hoặc những tài sản họ nhận được sau khi kết hôn thông qua thừa kế riêng và/hoặc tặng cho riêng, thì không bị ảnh hưởng.

Mỗi trường hợp sẽ có những yếu tố khác nhau và đôi khi cần sự tư vấn của luật sư hoặc sự giải quyết của toà án. Dù là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình, việc chia tài sản đều cần được thực hiện một cách công bằng và trong suốt, nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

Bạn hãy đọc bài viết sau để hiểu hơn về vấn đề quan trọng này:

Chia tài sản khi ly hôn – Tư vấn chi tiết của luật sư!

10. Những việc cần làm sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, cả hai bên vẫn cần phải giữ liên lạc nếu họ có con chung. Họ cần thoả thuận với nhau một cách cụ thể về việc:

  • Thời gian, địa điểm thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con
  • Thời gian và cách thức người không trực tiếp nuôi con chuyển tiền nuôi con
  • Các vấn đề liên quan tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

11. Tại sao lựa chọn dịch vụ ly hôn đơn phương của Công ty Luật Thái An ?

Công ty Luật Thái An là một hãng luật chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ ly hôn uy tín, được Sở tư pháp Hà Nội cấp phép hoạt động từ năm 2007, là thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.Để tìm hiểu thêm, mời bạn tham khảo thông tin tại trang Công ty Luật Thái An.

Luật Thái An có các luật sư chuyên sâu lĩnh vực hôn nhân gia đình, đặc biệt là ly hôn. Chúng tôi đã giúp khách hàng trong những vụ án hoặc vụ việc ly hôn cực kỳ phức tạp, với kết quả ngoài mong đợi. Sau đây là một số vụ việc ly hôn tiêu biểu:

VỤ ÁN TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN: KHÁCH HÀNG ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN GIÁ TRỊ LỚN

VỤ ÁN LY HÔN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HÀ NỘI: KHÁCH HÀNG THU HỒI TÀI SẢN THÀNH CÔNG

VỤ ÁN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG TẠI HÀ NỘI: NGƯỜI VỢ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

VỤ VIỆC LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI PHÂN CHIA TÀI SẢN

Vụ án tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài

Có thể nói đại đa số các khách hàng đều hài lòng về Dịch vụ ly hôn của chúng tôi. Vui lòng xem phần KHÁCH HÀNG TRI ÂN bên dưới để có thêm thông tin.

KHÁCH HÀNG TRI ÂN DỊCH VỤ LY HÔN CỦA LUẬT THÁI AN

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh