Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự thay đổi liên tục trong quan hệ lao động, việc hiểu rõ và bảo vệ quyền lợi của người lao động trở nên cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ đi sâu vào khám phá các khía cạnh pháp lý, thực tiễn, cũng như những trách nhiệm và quyền hạn cơ bản mà người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình được tôn trọng và bảo vệ.
1. Pháp luật về quyền lợi của người lao động
Hệ thống pháp luật quy định về quyền lợi của người lao động ngày càng hoàn chỉnh và trở nên chặt chẽ hơn, bao gồm các văn bản pháp lý sau đây:
2. Quy định chung về các quyền cơ bản của người lao động
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019 quy định Người lao động có các quyền sau đây:
“a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
3.Tìm hiểu cụ thể các quyền lợi của người lao động
Các quyền lợi của người lao động được quy định cụ thể trong luật lao động và hợp đồng lao động. Dưới đây là một số quyền cơ bản mà người lao động thường có:
3.1. Quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
3.1.1. Quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp
Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.”
Điều luật ghi nhận về quyền được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Theo đó, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, quyền làm việc và bảo vệ việc làm; được thử việc, tập nghề và học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; giao kết và thực hiện hợp đồng lao động bảo đảm tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
3.1.2.Quyền được làm việc trong môi trường an toàn và không phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn, không gây hại cho sức khỏe.
Người lao động được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử về giới tính, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, hoặc nguồn gốc xã hội.
Điều 132, 133, 134 Bộ luật lao động 2019 quy định các bên tham gia phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn nơi làm việc và yêu cầu mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải đảm bảo môi trường làm việc đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, giảm thiểu các mối nguy hại có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của người lao động.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc.
3.2. Quyền hưởng lương; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể
3.2.1. Quyền lợi của người lao động: được hưởng Lương và Các Phụ Cấp
Lương:
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. XEM THÊM: QUY ĐỊNH VỀ LƯƠNG
Quyền nhận lương đúng hạn và đúng mức, bao gồm cả lương làm thêm và lương trong các ngày lễ, nghỉ phép.
Quyền được hưởng các phụ cấp khác như phụ cấp công việc, phụ cấp nguy hiểm, phụ cấp vùng.
Theo Điều 90, 91 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương theo công việc hoặc chức danh mà doanh nghiệp trả cho người lao động được thực hiện theo thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu vùng hiện nay căn cứ quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp:
Căn cứ Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 thì chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Quy định về khoản thưởng cho người lao động:
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: thực hiện theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau: XEM THÊM: LÀM THÊM GIỜ
(1) Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
(3) Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo điểm (1) và (2), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
3.2.2.Quyền lợi của người lao động được nghỉ ngơi và nghỉ lễ
Bộ luật lao động 2019 có các quy định để bảo vệ quyền của người lao động về nghỉ ngơi. Cụ thể, người lao động được nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể:
Người lao động được nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 109 Bộ luật lao động 2019 (nghỉ 30 phút nếu tính vào thời giờ làm việc liên tục 06 giờ trở lên, 45 phút nếu làm việc vào ban đêm…);
Người lao động được nghỉ chuyển ca theo quy định tại Điều 110 Bộ luật lao động 2019 (nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác);
Quyền lợi của người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định của Điều 111 Bộ luật lao động 2019 (nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần…);
Người lao động được nghỉ hằng năm có lương theo theo quy định tại Điều 113 và 114 của Bộ luật lao động 2019;
Người lao động được nghỉ Lễ, Tết theo quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động 2019;
Quyền lợi người lao động khi nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019.
3.2.3. Quyền lợi của người lao động được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động
Thứ nhất, được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc.
Thứ hai, được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hại, yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ ba, được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ tư, yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc bố trí công việc cần phải phù hợp với trình độ, năng lực, sức khỏe,…đối với người lao động sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ năm, từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được đủ trả tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ sáu, khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện khi người sử dụng vi phạm quy định của pháp luật hoặc không thực hiện đúng giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng hay thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã quy định cụ thể nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
3.3. Quyền thành lập, tham gia công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động
Bộ luật lao động 2019 quy định, người lao động làm việc trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2012. Theo đó, công đoàn cơ sở được thành lập ở cấp độ doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở.
Các tổ chức Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
3.4. Quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc:
Đây là quyền lợi mới cho người lao động so với quy định tại Bộ luật lao động 2012. Theo đó, từ ngày 1.1.2021, người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, một trong những yêu cầu để doanh nghiệp được phép sử dụng lao động tăng ca đó là được sự đồng ý của người lao động, người lao động được quyền từ chối làm việc tăng ca, đặc biệt là khi làm thêm giờ, tăng ca với những công việc nguy hiểm và gây độc hại đến sức khỏe, hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động được quyền từ chối điều chuyển sau 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm.Trường hợp doanh nghiệp điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Theo đó, người lao động được quyền từ chối điều chuyển sau 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm, trường hợp người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động.
3.5. Quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật lao động 2019 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng, ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 45 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước:
Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Bị ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;
Bị cưỡng bức lao động,quấy rối tình dục;
Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019;
Đủ tuổi nghỉ hưu;
Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, Điều 37 Bộ luật lao động 2019 quy định trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
3.6. Quyền lợi của người lao động trong Đình công:
Quyền đình công của người lao động được công nhận theo quy định của Bộ luật lao động 2019. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Đình công được quy định cụ thể từ Điều 198 đến Điều 211 Bộ luật lao động năm 2019:
Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
5. Làm gì khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm?
5.1. Nhận diện và xác định sự vi phạm
Hiểu rõ quyền lợi của bản thân: Trước hết, người lao động cần hiểu rõ quyền lợi của mình dựa trên luật lao động và hợp đồng lao động.
Xác định sự vi phạm: Xác định cụ thể hành vi hoặc tình huống nào đã vi phạm quyền lợi của mình.
5.2. Ghi chép và thu thập bằng chứng
Ghi chép chi tiết: Ghi lại mọi thông tin liên quan đến sự vi phạm, bao gồm ngày, giờ, địa điểm, và những người liên quan.
Thu thập bằng chứng: Bằng chứng có thể bao gồm email, tin nhắn, ghi chú, lời chứng từ đồng nghiệp, và bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào khác.
5.3. Thảo luận với Người quản lý hoặc Bộ phận Nhân sự
Thảo luận vấn đề: Nêu bật vấn đề với người quản lý hoặc bộ phận nhân sự, cung cấp bằng chứng và yêu cầu xử lý công bằng.
Đề xuất giải pháp: Nêu ra các giải pháp hợp lý và kỳ vọng về cách giải quyết vấn đề.
5.4. Liên hệ Công đoàn hoặc Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Tìm sự hỗ trợ từ công đoàn: Nếu thuộc công đoàn, hãy yêu cầu hỗ trợ và tư vấn từ họ.
Liên hệ với tổ chức đại diện người lao động khác: Nếu không thuộc công đoàn, có thể tìm đến các tổ chức khác có năng lực hỗ trợ.
5.5. Tư vấn pháp lý
Tìm kiếm tư vấn pháp lý: Nếu cần, hãy tìm sự tư vấn từ luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp lý để hiểu rõ quyền lợi và cách thức bảo vệ.
5.6. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp lao động
Thủ tục khiếu nại chính thức: Nếu cần, hãy tiến hành các thủ tục khiếu nại chính thức theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài lao động hoặc tòa án: Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền như trọng tài lao động hoặc tòa án.
6. Sự cần thiết sử dụng luật sư tư vấn khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm
Việc sử dụng luật sư tư vấn khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm là rất quan trọng và có nhiều lợi ích:
Hiểu biết sâu rộng về pháp luật: Luật sư chuyên nghiệp có kiến thức sâu rộng và cập nhật về luật lao động và các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi của người lao động. Họ có thể giúp nhận diện chính xác các điểm vi phạm pháp luật trong tình huống cụ thể mà người lao động gặp phải.
Tư vấn Pháp lý Lao động chính xác và đáng tin cậy: Luật sư có thể cung cấp lời khuyên pháp lý chính xác, giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Họ sẽ hướng dẫn cách thức và thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người lao động, từ khiếu nại nội bộ đến khởi kiện tại tòa án.
Hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện thủ tục pháp lý: Luật sư có kỹ năng thu thập và chuẩn bị bằng chứng, tài liệu cần thiết cho quá trình khiếu nại hoặc tố tụng. Họ hỗ trợ trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn khiếu nại, kháng cáo và các tài liệu khác.
Đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động: Trong trường hợp cần thiết, luật sư có thể đại diện cho người lao động tại các phiên tòa hoặc trước cơ quan trọng tài.
Giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công: Luật sư giúp đánh giá rủi ro và lợi ích trong từng tình huống, tư vấn các lựa chọn hành động hợp lý nhất.
Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Trong quá trình đối mặt với vi phạm quyền lợi, người lao động có thể cảm thấy lo lắng và bất an. Luật sư giỏi sẽ cung cấp sự hỗ trợ tư vấn không chỉ về mặt pháp lý mà còn về mặt tâm lý. Họ giúp giảm bớt gánh nặng tinh thần cho người lao động, giúp họ tự tin hơn trong quá trình đấu tranh cho quyền lợi của người lao động.
Đàm phán và giải quyết tranh chấp: Luật sư có kỹ năng đàm phán, có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, đạt được thỏa thuận hợp lý giữa các bên liên quan. Họ có thể giúp đàm phán các điều kiện tốt hơn hoặc đạt được sự bồi thường công bằng.
Sự hỗ trợ của một luật sư chuyên nghiệp trong những tình huống phức tạp và khó khăn có thể là chìa khóa quan trọng trong việc bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của người lao động một cách hiệu quả và công bằng
Luật sư Đàm Thị Lộc: • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)