Những quy định pháp luật mới nhất về sửa đổi hợp đồng

Hợp đồng là văn bản chứa đựng các điều khoản về quyền và nghĩa vụ mà hai hoặc nhiều bên đã đồng ý tuân thủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi liên tục như hiện nay thì việc sửa đổi hợp đồng là điều không thể tránh khỏi. Sửa đổi hợp đồng trở thành một công cụ quan trọng để đảm bảo rằng các thỏa thuận vẫn phù hợp với mong muốn của các bên và có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Vậy sửa đổi hợp đồng là gì? Những quy định pháp luật mới nhất về sửa đổi hợp đồng sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý của việc sửa đổi hợp đồng

Căn cứ pháp lý của việc sửa đổi hợp đồng là:

2. Trường hợp nào được sửa đổi hợp đồng?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 401 về hiệu lực của Hợp đồng và Điều 421 về sửa đổi hợp đồng thì Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

2.1 Sửa đổi hợp đồng theo thoả thuận của các bên

Do Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nên pháp luật cũng cho phép các bên được quyền tự quyết định sửa đổi hợp đồng theo ý chí và thoả thuận của mình .

2.2 Sửa đổi hợp đồng theo quy định của pháp luật

Việc sửa đổi hợp đồng theo quy định của pháp luật được diễn ra khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Được xác định là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi và chỉ khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể là:

  •  Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
  • Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
  • Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
  • Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Có thể thấy việc sửa đổi hợp đồng theo quy định pháp luật phải đáp ứng rất nhiều các điều kiện chặt chẽ. Quy định như vậy nhằm để giảm thiểu trường hợp các bên trong hợp đồng lợi dụng vào sự thay đổi của hoàn cảnh để yêu cầu sửa đổi hợp đồng cũng như đảm bảo sự công bằng khi thực hiện hợp đồng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thường xuyên có những biến động lớn.

3. Điều kiện để sửa đổi Hợp đồng là gì?

Mặc dù việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng là quyền của các bên trong hợp đồng nhưng việc này cũng cần phải tuân thủ một số điều kiện nhất định như:

Thứ nhất: Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp đồng đã có hiệu lực

Kể từ thời điểm Hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mới được xác lập và buộc các bên phải tuân thủ. Nếu như các bên muốn thay đổi thì việc sửa đổi bổ sung hợp đồng sẽ được tiến hành. Còn nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng.

»»»Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thế nào

Thứ hai: Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu

Điều này có nghĩa là hình thức của hợp đồng ban đầu như thế nào thì hình thức của việc sửa đổi hợp đồng cũng phải giống hợp đồng ban đầu chứ không thể là một hình thức khác.

Ví dụ về sửa đổi hợp đồng mà hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực thì Hợp đồng sửa đổi cũng phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thưc.

Thứ ba: Không được sửa đổi hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Theo quy định tại Điều 417 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.

Như vậy, muốn sửa đổi hợp đồng thì cần phải xem xét trong hợp đồng có quy định về người thứ 3 hay không? Nếu muốn sửa đổi thì phải xem người thứ 3 có đồng ý hay không, hay là việc sửa đổi có liên quan đến lợi ích của người thứ 3 hay không?

sửa đổi hợp đồng
                    Khi sửa đổi hợp đồng cần phải tuân theo một số điều kiện nhất định- Nguồn: Luật Thái An

4. Hậu quả của việc sửa đổi hợp đồng

  • Hậu quả thứ nhất: 

Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một sộ điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Trường hợp này có thể được thể hiện dưới hình thức phụ lục sửa đổi hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Các phụ lục này đều có giá trị như hợp đồng, buộc các bên phải thực hiện.

Còn nếu việc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không còn được coi là sửa đổi hợp đồng.

»»»Xem thêm: Những lưu ý khi giao kết Phụ lục hợp đồng

  • Hậu quả thứ hai:

Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị pháp lý. Phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.

Thông thường thì việc sửa đổi hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký Phụ lục sửa đổi hợp đồng trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.

Ví dụ về sửa đổi hợp đồng đảm bảo, theo quy định tại Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì

  • Trường hợp Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải được công chứng, chứng thực và việc sửa đổi này có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
  • Trường hợp Hợp đồng bảo đảm không được công chứng, chứng thực thì việc sửa đổi hợp đồng cũng không công chứng, chứng thực và việc sửa đổi này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

5. Một số tranh chấp liên quan đến sửa đổi hợp đồng thường gặp là gì?

Tranh chấp phổ biến liên quan đến việc sửa đổi bổ sung hợp đồng thường gặp đó là bên bị bất lợi khi triển khai hợp đồng cố tình không thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Dẫn tới tình trạng một bên thì yêu cầu sửa đổi hợp đồng, một bên yêu cầu bồi thường thiệu hại do bên kia không thực hiện đúng hợp đồng.

Ngoài ra một kiểu tranh chấp cũng khá phổ biến đó là thỏa thuận sửa đổi bổ sung hợp đồng được giao kết nhưng lại vô hiệu làm cho những nội dung sửa đổi không có giá trị pháp lý, không phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên, từ đó bên có quyền lợi bị ảnh hưởng dẫn đến phát sinh tranh chấp.

»»»Xem thêm: 6 trường hợp hợp đồng vô hiệu bạn cần biết

6. Dịch vụ tư vấn sửa đổi hợp đồng và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An

Các tranh chấp liên quan đến việc sửa đổi hợp đồng ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý khi muốn sửa đổi hợp đồng là điều vô cùng cần thiết. Đến với Luật Thái An chúng tôi bạn sẽ được những luật sư, chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn từ A đến Z việc sửa đổi hợp đồng để những lợi ích của bạn sẽ được đảm bảo tốt nhất.