Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động | Luật Thái An

Tranh chấp lao động là một vấn đề không thể tránh khỏi trong môi trường kinh doanh và công nghiệp hiện đại. Đây là một tình huống phổ biến khi mà người lao động và nhà tuyển dụng có thể có sự không đồng quan điểm về nhiều khía cạnh liên quan đến việc làm. Trong tình huống này, tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trở nên cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng mọi bên đều được bảo vệ và được đối xử công bằng.

Bài viết này sẽ giới thiệu các vấn đề tư vấn giải quyết tranh chấp lao động, bao gồm các loại tranh chấp thường gặp, quy trình giải quyết, lời khuyên cho cả người lao động và doanh nghiệp, cùng với tầm quan trọng của việc đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách bền vững.

1. Định nghĩa cơ bản về tranh chấp lao động

Định nghĩa “tranh chấp lao động” lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Bộ luật lao động (BLLĐ năm 1994 – BLLĐ đầu tiên của Việt Nam, sau đó tiếp tục được kế thừa trong các BLLĐ năm sau này. Trên cơ sở quy định của các Bộ luật trước đây, BLLĐ năm 2019 đã đưa ra định nghĩa về TCLĐ “là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt QHLĐ; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến QHLĐ”

Theo đó, tranh chấp lao động có thể hiểu là những tranh chấp phát sinh về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ lao động hoặc các quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động và gắn liền với quá trình lao động.

2. Các loại tranh chấp lao động

 tranh chấp lao động
Các loại tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 – Nguồn: Luật Thái An

Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019 quy định các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a. Tranh chấp lao động cá nhân:

Đây là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b. Tranh chấp lao động tập thể:

Đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể có thể về quyền và/hoặc về lợi ích:

Tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
  • Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
  • Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

3. Một số nội dung tranh chấp thường gặp

  • Tranh chấp về lương thực hiện: Một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất là liên quan đến lương thực hiện. Người lao động có thể cho rằng họ không nhận được mức lương xứng đáng với công việc của mình, hoặc có sự bất đồng về việc tính toán lương.
  • Tranh chấp về thời gian làm việc: Thời gian làm việc là một yếu tố quan trọng trong mọi mô hình lao động. Tranh chấp có thể nảy sinh khi người lao động và nhà tuyển dụng có ý kiến trái chiều về giờ làm việc, ca làm việc, hoặc thậm chí là công việc cuối tuần.
  • Tranh chấp về điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc bao gồm mọi thứ từ môi trường làm việc an toàn đến các quy định liên quan đến sức khỏe và an ninh. Tranh chấp có thể xảy ra khi người lao động cho rằng điều kiện làm việc không đảm bảo sức khỏe và an toàn của họ.

4. Tầm quan trọng của việc tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

  • Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp lao động giúp các bên tham gia hiểu biết thêm về các vấn đề pháp luật, kinh tế, xã hội để đưa ra quyết định đúng đắn, giúp các chủ thể lĩnh hội được thông tin và thay đổi cách xử lý thông tin, cách tư duy và giải quyết vấn đề tranh chấp.
  • Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp lao động giúp đảm bảo sự ổn định của quan hệ lao động, hạn chế việc xảy ra các hành động phản ứng công nghiệp
  • Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp lao động giúp giải quyết tốt quyền lợi của các bên trong tranh chấp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.
  • Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp lao động có vai trò thúc đẩy sự phát triển của thương lượng tập thể, tạo sự ổn định hài hòa trong quan hệ lao động.

5. Nguyên nhân gây ra tranh chấp lao động

Nguyên nhân gây ra tranh chấp lao động có thể rất đa dạng, nhưng một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Không rõ quyền và nghĩa vụ: Sự thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của cả người lao động và doanh nghiệp có thể dẫn đến tranh chấp.
  • Sự không rõ ràng trong hợp đồng lao động: Nếu hợp đồng lao động không được soạn thảo một cách rõ ràng và chi tiết, nó có thể tạo ra sự không đồng tình sau này.
  • Sự thiếu thông tin và tư vấn: Người lao động và doanh nghiệp có thể không biết cách giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và công bằng.
  • Căng thẳng trong môi trường làm việc: Môi trường làm việc căng thẳng, xung đột và không hòa thuận có thể tạo ra các điểm mâu thuẫn và tranh chấp.

6. Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp lao động

  • Việc giải quyết tranh chấp lao động làm phát sinh quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp với các bên trong tranh chấp lao động nhằm hướng tới việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tranh chấp.
  • Chủ thể tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động bao gồm: Các bên trong tranh chấp lao động như người lao động, người sử dụng lao động hoặc chủ thể khác như công đoàn, cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài làm việc…; Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tương đối đa dạng, gồm Hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án…. Tùy vào loại tranh chấp lao động về quyền hay lợi ích mà pháp luật có quy định các chủ thể khác nhau có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp.
  • Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp lao động là các tranh chấp tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động về quyền hoặc lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
  • Nội dung của quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là hệ thống quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương thức giải quyết tranh chấp; Tư cách chủ thể khi tham gia việc giải quyết tranh chấp; Việc chuyển đổi từ phương thức giải quyết này sang phương thức giải quyết tranh chấp khác… và được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau.
  • Về phạm vi giải quyết tranh chấp lao động: Do tranh chấp lao động là loại tranh chấp xuất hiện, tồn tại trong phạm vi của quá trình lao động nên phạm vi giải quyết TCLĐTT cũng là giải quyết các xung đột, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động
  • Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp lao động là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ lao động sẽ được làm rõ bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc các bên đạt được thỏa thuận chung (thể hiện bằng các bản Thỏa ước lao động…)

7. Nguyên tắc tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

8. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
Các phương thức được áp dụng khi tư vấn giải quyết tranh chấp lao động – Nguồn: Luật Thái An

Pháp luật lao động thường ghi nhận 4 phương thức giải quyết tranh chấp lao động như sau:

 Thứ nhất, phương thức thương lượng

 Thương lượng được hiểu là một quá trình trong đó các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp trên tinh thần tự quyết định, thông qua hình thức thỏa thuận với nhau về giải pháp cho vụ tranh chấp đó. Trong quá trình thương lượng, các bên sẽ tiến hành thỏa thuận các vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp và đưa ra những phương án nhằm giải quyết vụ tranh chấp đó.

Thứ hai, phương thức hòa giải

 Có thể hiểu, hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động giữa các chủ thể tranh chấp thông qua việc các bên thương lượng với sự trợ giúp của người thứ ba trung gian là Hòa giải viên lao động. Hòa giải có thể được thực hiện trong quá trình tố tụng hoặc ngoài quá trình tố tụng. Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

Thứ ba, phương thức trọng tài:

Dưới góc độ là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động, trọng tài được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài lao động) có thẩm quyền đứng ra giải quyết các tranh chấp lao động theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, giải quyết tại Tòa án:

Giải quyết tại Tòa án là phương thức giải quyết do Tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

9. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

9.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 187 Bộ luật lao động 2019)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

9.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền (Điều 187 Bộ luật lao động 2019)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

 Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

9.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (Điều 195 Bộ luật lao động 2019)

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

10. Tầm quan trọng của tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Dưới đây là một số yếu tố phản ánh tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này:

  • Hiểu Biết Pháp Luật : Tư vấn giúp các bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật. Điều đặc biệt quan trọng trong môi trường pháp lý phức tạp, nơi mà các luật và quy định thường xuyên thay đổi.

  • Giải quyết Tranh chấp hiệu quả : Tư vấn chuyên nghiệp giúp xác định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, giảm thiểu thời gian và chi phí phát sinh kéo dài tranh chấp.
  • Phòng Ngừa Rủi Ro Pháp Lý : Việc tư vấn giúp phòng gặp rủi ro bằng cách đưa ra lời khuyên về cách thức tuân thủ pháp luật, qua đó giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp chấp nhận và các hậu quả pháp lý nặng nề .
  • Bảo Vệ Quyền Lợi : Tư vấn giúp đảm bảo rằng quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động được bảo vệ, đặc biệt trong những trường hợp phức tạp hoặc nhạy cảm.
  • Duy Trì Môi Trường Làm Việc Hài Hòa: Giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả có thể góp phần tạo dựng và duy trì một môi trường làm việc hài hòa, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  • Tư vấn Chiến lược : Các chuyên gia tư vấn không chỉ giải quyết các vấn đề cụ thể mà còn cung cấp chiến lược và hướng dẫn lâu dài cho các tổ chức, giúp họ phát triển chính sách và thủ tục lao động hiệu quả.
  • Hỗ trợ Tâm lý và Đạo đức : Trong quá trình tranh chấp, có người hỗ trợ không chỉ về mặt pháp lý mà còn về mặt tâm lý và đạo đức có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo dựng lòng tin.

Tóm lại, dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động là một phần không thể thiếu trong công việc quản lý mối quan hệ lao động hiện đại, giúp xây dựng một môi trường làm việc công bằng, hài hòa và  tuân thủ pháp luật .

11. Lời khuyên

Lời khuyên cho người lao động

  • Nắm rõ quyền và trách nhiệm của bạn
  • Thể hiện sự chủ động trong quá trình giải quyết
  • Lựa chọn đúng phương án giải quyết dựa trên tình huống cụ thể
  • Sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Lời khuyên cho doanh nghiệp

  • Thực hiện quản lý nhân sự chặt chẽ
  • Thảo luận và thỏa thuận một cách hợp lý
  • Nắm vững các quy định pháp luật liên quan
  • Có bộ phận pháp chế doanh nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

12. Sự cần thiết sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Sử dụng dịch vụ luật sư để tư vấn giải quyết tranh chấp lao động có một số lợi ích quan trọng:

  • Chuyên môn pháp lý: Luật sư có kiến thức chuyên sâu về luật lao động và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề liên quan. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
  • Đánh giá khách quan: Trong một môi trường lao động căng thẳng, có thể khó để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động có thể cung cấp một cái nhìn không thiên vị và khách quan về tình hình.
  • Đàm phán và hòa giải: Luật sư có kỹ năng đàm phán và thường xuyên tham gia vào quá trình hòa giải giữa các bên. Họ có thể giúp đạt được một giải pháp thỏa đáng mà không cần đến tòa án.
  • Đại diện pháp lý: Trong trường hợp tranh chấp cần giải quyết thông qua tòa án, luật sư sẽ đại diện cho bạn, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ theo đúng pháp luật.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Dù thuê luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động có thể tốn kém, nhưng họ có thể giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí phát sinh do kéo dài vụ việc.
  • Phòng ngừa rủi ro: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động sẽ cung cấp lời khuyên về cách thức quản lý rủi ro pháp lý, giúp tránh những hậu quả pháp lý tiêu cực trong tương lai.
  • Hỗ trợ tâm lý: Tranh chấp lao động có thể gây ra căng thẳng và áp lực tâm lý. Có một luật sư đứng về phía bạn có thể giảm bớt lo lắng và cảm giác bất an.
giải quyết tranh chấp lao động
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân – Nguồn: Luật Thái An

13 .Quy trình tư vấn giải quyết tranh chấp lao động 

Quy trình tư vấn giải quyết tranh chấp lao động thường bao gồm các bước sau:

  • Thu Thập Thông Tin và Đánh Giá Tình Hình : Quá trình này bắt đầu bằng công việc thu thập thông tin chi tiết về tranh chấp từ khách hàng (người lao động, nhà quản lý, hoặc tổ chức công đoàn). Thông tin này bao gồm bản chất của tranh chấp, lịch sử lao động, các tài liệu liên quan (hợp đồng lao động, chính sách công ty, vv), và mọi hành động đã được thực hiện trước khi tìm kiếm tư vấn.

  • Xác định các vấn đề Pháp lý : Dựa trên thông tin thu thập được, luật sư hoặc chuyên gia tư vấn sẽ xác định các vấn đề pháp lý có thể liên quan đến tranh chấp. Điều này bao gồm việc xác định các quy định pháp luật hành động và cách thức chúng áp dụng cho thiết bị cụ thể.
  • Tư vấn và Phát triển Chiến Lược: Sau khi xác định các vấn đề giải pháp, Luật sư sẽ đưa ra lời khuyên về các loại lựa chọn có sẵn để giải quyết tranh chấp. Điều này có thể bao gồm đàm phán, hòa giải, trọng tài, hoặc thậm chí là hành động pháp lý. Một kế hoạch chi tiết và chiến lược sẽ được phát triển để tiếp tục.
  • Đàm Phán và Hòa giải: Trong nhiều trường hợp, tư vấn sẽ tham gia vào quá trình đàm phán với mục tiêu đạt được một giải pháp đối kháng mà không cần tiến hành tố tụng. Họ có thể đóng vai trò là người trung gian hoặc hỗ trợ khách hàng trong quá trình đàm phán.
  • Hỗ Trợ Pháp Lý Trọng Quá Trình Tố Tụng (nếu cần): Nếu không thể giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc hòa giải, tư vấn viên có thể hỗ trợ khách hàng trong quá trình tiến tố tụng, bao gồm chuẩn bị tài liệu, đại diện và cung cấp hướng dẫn từng giai đoạn của quá trình tố tụng.
  • Theo Dõi và Đánh Giá : Sau khi tranh chấp được giải quyết, tư vấn viên có thể giúp theo dõi công việc của các bên đồng ý hoặc quyết định của tòa án và đánh giá kết quả giải pháp hiệu quả, cũng như đưa ra lời khuyên.

14. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Công ty Luật Thái An™ cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả cao với chi phí hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Các phương thức cung cấp dịch vụ là tư vấn trực tiếp hoặc bằng văn bản, cung cấp dịch vụ trọn gói

Bạn có thể lựa chọn một trong các gói dịch vụ sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu, tư vấn, đưa ra giải pháp

  • Tư vấn luật cho khách hàng các quy định liên quan;
  • Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá vụ việc;
  • Tìm căn cứ pháp lý, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;

Giai đoạn 2: Đại diện cho khách hàng thương lượng, hoà giải, khởi kiện, tranh tụng 

  • Tham gia thương lượng, hòa giải;
  • Soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện trong trường hợp khách hàng lựa chọn phương thức khởi kiện;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;
  • Tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.

Tóm lại, việc sử dụng dịch vụ luật sư trong tư vấn giải quyết tranh chấp lao động không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi pháp lý mà còn giúp giảm thiểu căng thẳng và rủi ro, cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả trong mọi quá trình.

Nguyễn Văn Thanh