Người tham gia tố tụng dân sự là người thực hiện hoặc góp phần tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. Vậy người tham gia tố tụng gồm những ai? họ đóng vai trò gì trong vụ án, vụ việc dân sự? hãy cùng Luật Thái An chúng tôi tìm hiểu về người tham gia tố tụng trong bài viết dưới đây.
1. Người tham gia tố tụng gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 68, Điều 75, Điều 77, Điều 79, Điều 81, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người tham gia tố tụng dân sự gồm các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện. Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể sau đây:
a. Đương sự
Cần phân biệt đương sự trong vụ án dân sự và việc dân sự: Vụ án dân sự là khi có tranh chấp giữa các bên, việc dân sự là yêu cầu Toà án công nhận một vấn đề pháp lý đã được các bên thoả thuận.
Đương sự trong vụ án dân sự
Đương sự trong vụ án dân sự gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Nguyên đơn: là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Bị đơn: là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng thì Tòa án phải đưa họ vào làm người tham gia tố tụng.
Đương sự trong việc dân sự
Đương sự trong việc dân sự gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng thì Tòa án phải đưa họ vào làm người tham gia tố tụng.
b. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Đây là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Ví dụ như Luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý .
c. Người làm chứng
Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập làm người tham gia tố tụng, cụ thể là Toà án triệu tập với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định.
Người phiên dịch là người tham gia tố tụng có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.
f. Người đại diện
Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Tuỳ từng vụ án, vụ việc dân sự mà số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tố tụng dân sự. Đối với một số người tham gia tố tụng, các hoạt động tố tụng của họ có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng dân sự.
2. Khi người tham gia tố tụng vắng mặt thì toà án giải quyết thế nào?
a. Sự vắng mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại.
Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Vẫn tiến hành xét xử:trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.
Quyết định hoãn phiên tòa:nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
(Căn cứ khoản 2 Điều 229 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
c. Sự vắng mặt của người giám định
Tại khoản 2 Điều 230 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
d. Sự vắng mặt của người phiên dịch
Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
(Căn cứ khoản 2 Điều 231 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
e. Sự vắng mặt của người yêu cầu trong vụ việc dân sự
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.
Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
(Căn cứ khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
f. Sự vắng mặt của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.
(Căn cứ khoản 3 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
3. Tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt thì Toà án có xét xử không?
Trong trường hợp tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt thì Toà án nhân dân vẫn xét xử nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
a. Điều kiện xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
3.2 Trình tự xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự, người tham gia tố tụng khác vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
4. Người tham gia tố tụng có thể bị thay đổi trong quá trình giải quyết vụ án không?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những người tham gia tố tụng hoàn toàn có thể bị thay đổi trong quá trình Toà án giải quyết vụ án. Cụ thể như sau:
a. Thay đổi người tham gia tố tụng là nguyên đơn, bị đơn
Căn cứ khoản 1 Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
b. Thay đổi người tham gia tố tụng là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Tại khoản 2 Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
c. Thay đổi người tham gia tố tụng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Điều kiện được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và trở thành người tham gia tố tụng là có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Vì vậy người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoàn toàn có thể bị thay đổi trong trường hợp đương sự thay đổi yêu cầu người khác hoặc Toà án không chấp nhận việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
d. Thay đổi người tham gia tố tụng là người làm chứng
Người làm chứng mà mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không thể là người làm chứng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự
Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
e. Thay đổi người tham gia tố tụng là người giám định
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức không được thực hiện giám định tư pháp nếu có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng hoặc có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
4.6 Thay đổi người tham gia tố tụng là người phiên dịch
Khoản 2 Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
4.6 Thay đổi người tham gia tố tụng là người đại diện
Người tham gia tố tụng là người đại diện sẽ bị thay đổi trong các trường hợp chấm dứt tư cách đại diện. Theo đó tại khoản 3, 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt đại diện như sau:
Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
Người được đại diện là cá nhân chết;
Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.
Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Theo thỏa thuận;
Thời hạn ủy quyền đã hết;
Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự 2015;
Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
5. Dịch vụ Luật sư tranh tụng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng
Trên đây là một số quy định liên quan đến những người tham gia tố tụng. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi để được tư vấn giải đáp. Đặc biệt nếu quý khách hàng là một trong những người tham gia tố tụng có nhu cầu thuê Luật sư tranh tụng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp thì Luật Thái An chính là một địa chỉ đáng tin cậy.
Luật Thái An đã và đang cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm tham gia giải quyết hàng trăm vụ án dân sự lớn nhỏ trên cả nước, các Luật sư của Luật Thái An luôn đưa ra những phương án tối ưu nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp tốt nhất cho quý khách hàng.
Đặc biệt, Luật Thái An luôn đặt quyền lợi ích của quý khách hàng lên hàng đầu, đồng hành tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng xuyên suốt quá trình tố tụng, giúp quý khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và sức khỏe.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ. Luật Thái An rất hân hạnh trở thành đối tác pháp lý tin cậy của quý khách hàng.
Luật sư Đàm Thị Lộc: • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)