Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, những tranh chấp kinh doanh thương mại có thể phát sinh từ nhiều yếu tố như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ, hay việc thanh toán hợp đồng. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại là một giải pháp giúp các bên liên quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại nhé!
1. Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?
Tại Điều 3.1 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Khoản 21 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Điều 30, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp kinh doanh thương mại là “các tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.
Như vậy, có thể hiểu tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột xảy ra giữa các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại.
2. Các loại tranh chấp kinh doanh thương mại phổ biến
Các loại tranh chấp kinh doanh thương mại phổ biến bao gồm:
-
Tranh chấp hợp đồng: Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất trong kinh doanh thương mại. Khi một bên không thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm điều khoản trong hợp đồng, bên kia có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng.
-
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ: Thường là các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, thiết kế công nghiệp. Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến các tranh chấp nghiêm trọng giữa các bên.
-
Tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp không hợp pháp để cạnh tranh không lành mạnh, như lừa dối khách hàng, phát tán thông tin sai lệch về đối thủ, hoặc sử dụng bí mật thương mại của bên thứ ba mà không được phép. Điều này sẽ phát sinh những tranh chấp.
-
Tranh chấp lao động: Đây là tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động, có thể liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ phúc lợi, hay các vấn đề khác trong quan hệ lao động.
-
Tranh chấp về thuế: Các tranh chấp liên quan đến việc kê khai thuế, mức thuế phải nộp, hoặc các vấn đề liên quan đến quản lý thuế của doanh nghiệp.
3. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 thì có 3 hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, đó là:
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
3.1 Thương lượng giữa các bên
Thương lượng giữa các bên được xem là hình thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên hàng đầu. Thương lượng giữa các bên là việc tự bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất đi đến phương án giải quyết tranh chấp. Kết quả thương lượng giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp. Quá trình thương lượng không phải chịu ràng buộc quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
3.2 Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau: Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
3.3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án
3.3.1 Giải quyết tại Trọng tài
Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại quy định: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Theo đó điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: Ưu điểm và nhược điểm
3.3.2 Giải quyết tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là quá trình các bên liên quan đến tranh chấp yêu cầu Tòa án can thiệp để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa họ dựa trên các quy định của pháp luật. Khi một bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải hoặc các phương thức khác, họ có thể đưa vụ việc ra Tòa án để yêu cầu xét xử và đưa ra phán quyết cuối cùng.
Tòa án là cơ quan tài phán duy nhất nhân danh quyền lực nhà nước tiến hành xét xử các vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại. Vì mang quyền lực nhà nước nên trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo đó việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng lại đảm bảo vụ việc được giải quyết một cách chặt chẽ, công khai, khách quan và đúng quy định.
4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại là một dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi các luật sư, công ty luật để đại diện cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại mang lại rất nhiều lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp.
-
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại giúp các doanh nghiệp và cá nhân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, việc bảo vệ quyền lợi của mình là điều vô cùng quan trọng.
-
Giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại giúp giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua tòa án hoặc trọng tài hoặc có thể giúp các bên tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp nhanh chóng và tránh những thiệt hại không đáng có.
-
Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ tư vấn và giúp doanh nghiệp xây dựng các hợp đồng, điều kiện thương mại rõ ràng, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh tranh chấp.
-
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại giúp các bên tránh được các rắc rối trong việc tự giải quyết tranh chấp, đồng thời đảm bảo việc xử lý tranh chấp được thực hiện đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm thời gian và chi phí.
-
Tăng cường uy tín doanh nghiệp: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại giúp doanh nghiệp có thể khẳng định uy tín và năng lực của mình trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, từ đó tạo dựng lòng tin trong mắt đối tác và khách hàng.
5. Phạm vi dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ bao gồm các nội dung như:
-
Tư vấn pháp lý: Khi gặp phải tranh chấp, doanh nghiệp cần tìm kiếm sự tư vấn từ các luật sư có chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thương mại. Các luật sư thực hiện dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đưa ra các phương án giải quyết tối ưu nhất.
-
Thu thập chứng cứ: Việc thu thập chứng cứ đầy đủ và chính xác là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các tài liệu chứng cứ có thể là hợp đồng, email, công văn, biên bản giao dịch, v.v. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ giúp quý khách hàng thực hiện việc thu thập chứng cứ.
-
Gửi đơn khởi kiện: Nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp, bước tiếp theo là gửi đơn khởi kiện lên tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp. Đơn khởi kiện phải đầy đủ thông tin và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ giúp soạn thảo và gửi đơn khởi kiện nhanh chóng, chính xác.
-
Tham gia phiên xét xử sơ thẩm: Tòa án hoặc trọng tài sẽ tiến hành xét xử các tranh chấp dựa trên các bằng chứng và lý lẽ của các bên. Mỗi bên sẽ có quyền trình bày quan điểm và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ giúp xây dựng các phương án bảo vệ quyền và lợi ích của quý khách hàng một cách tối đa nhất.
-
Hỗ trợ thực hiện các thủ tục sau phiên tòa: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ tư vấn điều kiện kháng cáo, nội dung kháng cáo, hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn kháng cáo và chuẩn bị hồ sơ kháng cáo nếu khách hàng không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, tư vấn thay đối, bổ sung kháng cáo và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.
-
Tham gia phiên xét xử phúc thẩm: Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ chuẩn bị phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, chuẩn bị bản luận cứ để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm. Trong trường hợp thấy bản án phúc thẩm không phù hợp với quy định của pháp luật thì tư vấn, hướng dẫn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
-
Thi hành án: Nếu một trong các bên không thực hiện phán quyết, bên còn lại có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp để đảm bảo thực hiện đúng quyết định của tòa án, trọng tài thương mại. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình thi hành án.
6. Những điều cần lưu ý khi chọn dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Khi chọn dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại, việc lựa chọn một công ty luật hoặc luật sư phù hợp là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chọn dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại này:
- Chọn Luật sư có Kinh nghiệm chuyên môn: Nên chọn một công ty luật hoặc luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp kinh doanh thương mại. Mỗi loại tranh chấp (hợp đồng, cạnh tranh không lành mạnh, sở hữu trí tuệ, chia tài sản, v.v.) có đặc điểm riêng, hãy tìm kiếm công ty hoặc luật sư có chuyên môn cụ thể trong loại tranh chấp đang gặp phải.
- Xem xét chiến lược và phương thức giải quyết tranh chấp: Trước khi đưa vụ kiện ra Tòa án, một công ty luật hay luật sư giỏi sẽ tìm kiếm các chiến lược, phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả như hòa giải, thương lượng hoặc trọng tài. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giúp duy trì các mối quan hệ kinh doanh.
- Xem xét dự tính thời gian giải quyết tranh chấp: Một công ty luật chuyên nghiệp sẽ cung cấp một dự đoán về thời gian giải quyết tranh chấp. Tránh chọn những công ty luật không đưa ra thời gian dự kiến hoặc có lịch trình không rõ ràng.
- Xem xét việc bảo mật thông tin: Khi làm việc với công ty luật, cần đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp đều được bảo mật tuyệt đối. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những tranh chấp có liên quan đến thông tin kinh doanh nhạy cảm.
- Lưu ý về cam kết kết quả: Một công ty luật uy tín sẽ không cam kết sẽ thắng kiện, vì kết quả cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, họ có thể cam kết sẽ làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.
- Xem xét chi phí dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại: Trước khi ký hợp đồng dịch vụ, cần yêu cầu một bảng giá chi tiết và rõ ràng về chi phí dịch vụ. Cần biết các khoản phí sẽ được tính như thế nào (theo giờ làm việc, theo vụ việc, hoặc theo tỷ lệ phần trăm). Tuyệt đối không chọn dịch vụ chỉ vì giá rẻ. Điều quan trọng là phải cân nhắc giữa chi phí và chất lượng dịch vụ. Chi phí thấp có thể đồng nghĩa với chất lượng không đảm bảo.
7. Dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại của Công ty Luật Thái An
Công ty Luật Thái An là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về pháp luật, công ty cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý hiệu quả và chính xác. Lý do quý khách hàng nên lựa chọn dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại như một dịch vụ pháp lý của Công ty Luật Thái An:
-
Kinh nghiệm và chuyên môn cao: Đội ngũ luật sư của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Họ hiểu rõ các quy định pháp luật và có khả năng xử lý các vụ kiện phức tạp.
-
Giải pháp pháp lý toàn diện: Công ty Luật Thái An không chỉ giải quyết tranh chấp thông qua con đường Tòa án mà còn đề xuất các giải pháp tối ưu thông qua hòa giải, thương lượng, trọng tài, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
-
Dịch vụ khách hàng tận tâm: Công ty Luật Thái An luôn đặt lợi ích và nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, với cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch.
-
Dịch vụ đa dạng: Công ty cung cấp dịch vụ cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ các tranh chấp hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ, đến các tranh chấp về phân chia tài sản, hợp tác đầu tư, hoặc các vấn đề về công ty, doanh nghiệp.
-
Chi phí dịch vụ hợp lý: Dịch vụ của Luật Thái An luôn luôn có mức phí hợp lý, rõ ràng, minh bạch.
Nếu bạn đang gặp phải tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Thái An để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và tận tâm nhất. Không chỉ cung cấp dịch vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp khác bằng các phương thứ khác nhau, chi tiết có tại:
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan - 31/10/2022
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai - 19/03/2022
- Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay? - 31/10/2021