Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại như thế nào ?

Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thường gặp và thường liên quan đến các tranh chấp giữa các doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những vụ kiện này có thể bao gồm các vấn đề như vi phạm hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc gian lận thương mại.

Trong quá trình xét xử, tòa án sẽ xem xét các chứng cứ, lập luận pháp lý và quy định pháp luật liên quan để đưa ra phán quyết công bằng. Quyết định của tòa án có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các bên liên quan, đồng thời cũng góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và duy trì sự công bằng trong môi trường kinh doanh.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề pháp lý và thủ tục liên quan tới khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, cũng như dịch vụ khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005, Luật quản lý ngoại thương 2017, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Bộ luật Hàng hải năm 2015…

2. Quyền khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Các cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại trong các trường hợp sau:

  • Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích)
  • Tranh chấp về chuyển nhượng phần vốn góp giữa công ty và các thành viên công ty.
  • Tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

3. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại theo lãnh thổ:

  • Tòa án nơi có bất động sản trong trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản.
  • Nếu bị đơn là cá nhân thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Nếu bị đơn là tổ chức thì Tòa án nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết.
  • Nếu nguyên đơn là cá nhân thì Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Nếu nguyên đơn là tổ chức thì Tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết.
  • Nếu bị đơn không ở Việt Nam thì Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
  • Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết trong trường hợp tranh chấp hợp đồng.

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại theo cấp:

  • Tòa dân sự thuộc tòa án cấp huyện: tất cả các tranh chấp, trừ các tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
  • Tòa dân sự thuộc Tòa án tỉnh: Các tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp; những tranh chấp có tính chất phức tạp mà Tòa án tỉnh lấy lên để giải quyết hoặc theo đề nghị của tòa án huyện.

4. Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

  • Trường hợp pháp luật không có quy định thì thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại là 02 năm, kể từ ngày đương sự biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 319 Luật Thương mại năm 2005).
  • Trường hợp tranh chấp về những tổn thất hàng hóa giữa thương nhân kinh doanh logistic với thương nhân khác mà thương nhân logistic bị khiếu nại. Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian từ khi bị khiếu nại đến thời điểm 09 tháng kể từ khi giao hàng ( điểm e khoản 1 điều 237 Luật Thương mại)
Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại trong một số trường hợp
Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại trong một số trường hợp – Nguồn: Luật Thái An
  • Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.
  • Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa trong vận tải hàng không: 02 năm, kế từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất (Điều 174 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006);
  • Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 169 Bộ luật hàng hải năm 2015);
  •  Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 02 năm kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm (Điều 195 Bộ luật hàng hải năm 2015)
  • Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 219 Bộ luật hàng hải năm 2015);
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 241 Bộ luật hàng hải năm 2015);
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 246 Bộ luật hàng hải năm 2015);
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 262 Bộ luật hàng hải năm 2015);
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải là 02 năm kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ (Điều 274 Bộ luật hàng hải năm 2015) .
Các tranh chấp được khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án
Các tranh chấp được khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án – Nguồn: Luật Thái An

5. Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại phải qua các bước sau:

  • Chủ thể khởi kiện viết đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
  • Chủ thể khởi kiện gửi đơn kiện đến Tòa án:
  • Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện
  • Tòa án thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết vụ việc:
  • Tòa án tổ chức hòa giải và chuẩn bị xét xử:
  • Tòa án xét xử sơ thẩm:
  • Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có đơn kháng cáo sau phiên tòa sơ thẩm
  • Tòa án xét xử giám đốc thẩm nếu có kháng nghị yêu cầu giám đốc thẩm và có căn cứ cho yêu cầu này

6. Những lưu ý khi quyết định khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

  • Lưu ý về khả năng lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp khác: Trước khi đưa ra quyết định khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, Khách hàng sẽ được Luật sư giới thiệu về thủ tục khởi kiện, tư vấn cho khách hàng các hình thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hoà giải.

Khách hàng cần đánh giá, so sánh ưu và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn sẽ là thông tin hữu ích để cân nhắc trước khi quyết định có đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án luôn hay không? Điều này cũng giúp các bên hiểu rõ vị thế pháp lý của mình cũng như hệ quả của việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án.

  • Lưu ý về điều khoản trọng tài: theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường họp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thế thực hiện được”.

Luật sư kiểm tra điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, thoả thuận để kiểm tra xem thoả thuận trọng tài có hiệu lực hay không. Nếu thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì Khách hàng cần đánh giá ưu và nhược điếm của phương thức này khi đưa ra lựa chọn.

  • Lưu ý về sự ảnh hưởng của việc khởi kiện đến quan hệ, uy tín của các bên trong tranh chấp: khi có tranh chấp xảy ra, các bên thường đứng trên lập trường của mình để đưa ra các yêu cầu hoặc từ chối yêu cầu của bên kia. Bên đưa ra yêu cầu nếu không đạt được yêu cầu thường mong muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án.

Tuy nhiên, các bên thường chưa ý thức hết được ảnh hưởng của việc giải quyết tranh chấp đến quan hệ của các bên. Bản án của Toà án thường là dấu chấm hết cho quan hệ của các bên. Hậu quả xa hơn nữa là các bên dù là bên thắng hay thua sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng đến uy tín vì các lý do như các bên sử dụng các phương tiện truyền thông và việc xét xử tranh chấp thường diễn ra công khai (trong một so trường họp đặc biệt cần giữ bi mật kinh doanh thì các bên có thế đề nghị Toà án xử kín).

  • Lưu ý về lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp: Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại việc lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp cần có sự cân nhắc nhằm các mục đích sau: (i) tiết kiệm chi phí trong quá trình giải quyết tranh chấp; (ii) thuận tiện trong việc giải quyết tranh chấp; (iii) thuận lợi cho việc thi hành án.
  • Lưu ý về vấn đề án phí, lệ phí thi hành án và khả năng thi hành án: Thông tin về phí, lệ phí thi hành án và khả năng thi hành án là những thông tin mà Khách hàng cần biết trước khi yêu cầu khởi kiện. Khả năng thi hành án đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại là điều mà nhiều nguyên đơn vì quá chủ quan đã không đánh giá hết.

Có rất nhiều tranh chấp với giá trị lớn và nguyên đơn thắng kiện ở cả hai cấp toà nhưng không thể thi hành án được vì bị đơn không có khả năng thi hành án hoặc cố tình trốn tránh việc thi hành án. Kết quả là bên nguyên không những không thi hành được bản án mà còn thiệt hại nhiều chi phí trong quá trình tố tụng tại hai cấp toà.

Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thuơng mại căn cứ theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành án với nhau mà yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án thì phải nộp phí thi hành án theo hướng dẫn tại Điều 46 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Án phí là bao nhiêu?

7. Luật sư tư vấn và hỗ trợ khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại như thế nào ?

Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khởi kiện các vụ án kinh doanh thương mại. Họ không chỉ là người đại diện pháp lý cho khách hàng của mình trước tòa, mà còn là cố vấn đáng tin cậy, giúp định hình chiến lược pháp lý và đưa ra các lời khuyên sáng suốt. Trong một vụ án kinh doanh, luật sư cần phải hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan, đồng thời nắm bắt được bản chất của tranh chấp và nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Quá trình này bắt đầu từ việc thu thập và phân tích thông tin, chứng cứ liên quan đến vụ kiện. Luật sư sẽ tiến hành phân tích kỹ lưỡng các tài liệu, hợp đồng, giao dịch và bất kỳ thông tin nào có thể ảnh hưởng đến vụ án. Họ cũng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, từ việc soạn thảo đơn kiện đến việc đại diện cho khách hàng trong các phiên tòa và các buổi làm việc với các bên liên quan.
Ngoài ra, luật sư còn cung cấp lời khuyên về cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, có thể thông qua đàm phán, hòa giải hoặc thủ tục trọng tài, nhằm tìm kiếm giải pháp nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với quá trình tố tụng dài hạn. Họ cũng giúp khách hàng đánh giá rủi ro pháp lý và tài chính, đồng thời xác định các lựa chọn pháp lý tốt nhất. Quan trọng nhất, luật sư bảo vệ quyền lợi và lập trường của khách hàng trong suốt quá trình tố tụng, đảm bảo rằng công lý được thực thi một cách công bằng và minh bạch.

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI !

Nguyễn Văn Thanh