Thực trạng khai nhận thừa kế (còn gọi là Khai nhận di sản hoặc Khai nhận di sản thừa kế) ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do thiếu hiểu biết về pháp luật, thủ tục tương đối phức tạp và chi phí cao. Nhiều gia đình không thực hiện khai nhận đúng quy định, dẫn đến tranh chấp kéo dài. Việc khai nhận thừa kế đúng quy trình giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, giảm thiểu xung đột giữa những người thân yêu trong gia đình, đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong phân chia tài sản, góp phần duy trì trật tự xã hội.
Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An xin giới thiệu một cách tổng quát về Khai nhận thừa kế để giúp Quý độc giả, Quý khách hàng nhận di sản thừa kế một cách suôn sẻ, vừa tuân thủ pháp luật, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, bảo đảm quyền lợi của các cá nhân có liên quan.
ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ, HÃY ĐỂ LẠI TIN NHẮN ZALO, FACEBOOK HOẶC GỌI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900633725
1. Khai nhận thừa kế là gì?
Để được hưởng thừa kế từ người chết cho những người thừa kế thì người thừa kế cần thực hiện một trong hai thủ tục: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.
Dù là thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật thì vẫn phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế. Tuy nhiên, không phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong các trường hợp sau:
Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi chỉ có duy nhất một người được hưởng di sản thừa kế
Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi những người cùng hưởng di sản thừa kế thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế
Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi thừa kế theo di chúc nhưng trong di chúc không xác định phần di sản được hưởng của từng người
Khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, cụ thể là:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc cần tuân thủ các bước pháp lý sau:
Chuẩn bị hồ sơ: Người thừa kế theo di chúc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bao gồm: giấy chứng tử của người để lại di sản, di chúc (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực), giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy đăng ký xe, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm v.v.), giấy tờ nhân thân của người thừa kế (CMND/CCCD, sổ hộ khẩu), và giấy tờ khác chứng minh mối quan hệ thừa kế (nếu cần).
Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế: Người thừa kế cần nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng, nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ và xác minh tính hợp pháp của di chúc…
Niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế: Sau khi văn phòng công chứng tiến hành niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi có tài sản hoặc nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng.
Khai nhận và phân chia di sản: Nếu hết thời hạn niêm yết (15 ngày làm việc) mà không có tranh chấp thì người thừa kế sẽ ký văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Văn bản này sau đó sẽ được công chứng viên chứng nhận và có giá trị pháp lý.
Thực hiện thủ tục sang tên tài sản: Người thừa kế sau khi có văn bản công chứng sẽ thực hiện thủ tục sang tên tại cơ quan đăng ký quyền sở hữu (đăng ký đất đai, đăng ký xe, v.v.) để chính thức trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với di sản.
-> Thủ tục này đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về di chúc, nhằm đảm bảo quyền lợi của người thừa kế và sự minh bạch, công bằng trong việc phân chia di sản.
LƯU Ý KHI KHAI NHẬN THỪA KẾ THEO DI CHÚC:
Tính hợp pháp của di chúc: Trước tiên, di chúc cần đảm bảo hợp pháp theo quy định. Di chúc phải do người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự lập ra, nội dung không vi phạm pháp luật và phải được lập theo đúng hình thức quy định (bằng văn bản có công chứng, chứng thực, hoặc văn bản tự viết có ít nhất 2 người làm chứng). Di chúc miệng chỉ có giá trị trong những trường hợp đặc biệt.
Thời hiệu thừa kế: Người thừa kế cần lưu ý thời hiệu khai nhận di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (ngày người để lại di sản qua đời). Quá thời gian này, người thừa kế mất quyền khai nhận thừa kế.
Niêm yết công khai thông báo thừa kế: Sau khi lập văn bản khai nhận di sản, văn phòng công chứng sẽ niêm yết thông báo tại Ủy ban nhân dân xã/phường nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng hoặc nơi có tài sản. Việc niêm yết kéo dài 15 ngày làm việc và nhằm đảm bảo mọi người có quyền lợi liên quan được biết, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp.
Xử lý tranh chấp: Nếu có tranh chấp về di chúc hoặc việc phân chia di sản, người thừa kế cần chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của di chúc và thực hiện các bước giải quyết tranh chấp theo quy định, bao gồm hòa giải hoặc đưa vụ việc ra tòa án.
Thực hiện đúng thủ tục sang tên tài sản: Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản, người thừa kế cần thực hiện việc sang tên tài sản tại cơ quan đăng ký quyền sở hữu để chính thức trở thành chủ sở hữu hợp pháp.
Những lưu ý trên giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thừa kế và sự minh bạch trong quá trình phân chia di sản, đồng thời tránh các rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật
Khi người chết không để lại di sản thì việc chia thừa kế sẽ dựa theo pháp luật. Trong trường hợp này, thủ tục khai nhận thừa kế theo pháp luật gồm những bước sau:
Bước 1: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật – Xác định những người thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý: Trường hợp thừa kế theo di chúc thì bỏ qua bước này
Bước 2: Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế
Việc nộp hồ sơ khai nhận thừa kế được tiến hành tại Tổ chức hành nghề công chứng (người yêu cầu công chứng có thể lựa chọn Phòng Công chứng (của Nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (vốn tư nhân), nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế:
+ Đối với thừa kế theo pháp luật: Nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng của người khai nhận thừa kế : Bản sao căn cước công dân (thẻ căn cước) hoặc Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu Lưu ý: Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng. Tùy thuộc vào từng mối quan hệ mà có giấy tờ khác nhau tương ứng, ví dụ:
Quan hệ hôn nhân là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu kết hôn trước ngày 03/01/1987 thì không bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn mà sử dụng các giấy tờ khác chứng minh mối quan hệ hôn nhân thực tế.
Quan hệ huyết thống thì sử dụng giấy khai sinh…
Quan hệ nuôi dưỡng thì sử dụng giấy khai sinh, quyết định nhận con nuôi…
+ Đối với thừa kế theo di chúc: Căn cước công dân (thẻ căn cước) hoặc Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu; Di chúc hợp lệ
Giấy tờ chứng minh tài sản thừa kế (tài sản của người chết để lại). Bao gồm:
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần….
Bản kê khai di sản thừa kế: Liệt kê tất cả tài sản của người để lại di sản, giá trị và tình trạng tài sản;
Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…
Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có)
Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có và theo yêu cầu của công chứng viên)
Bước 3: Công chứng viên thẩm định hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra:
Tại bước này, thông thường công chứng viên kiểm tra, xác minh tài sản thừa kế (thí dụ: quyền sử dụng đất có thuộc sở hữu của người để lại di sản hay không….). Đồng thời cần xác định quan hệ của những người yêu cầu công chứng có đúng là người được hưởng di sản hay không… Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ tiếp nhận và thụ lý, ghi vào sổ công chứng;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn đương sự và yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ
Nếu hồ sơ không có cơ sở giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Niêm yết thụ lý công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Địa điểm niêm yết: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định nơi cư trú trên thì niêm yết tại nơi tạm trú. Nội dung Thông báo niêm yết bao gồm:
– Họ, tên của người để lại di sản;
– Họ tên những người khai nhận thừa kế;
– Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
– Danh mục di sản thừa kế.
Theo quy định của pháp luật: Trong thông báo niêm yết phải ghi rõ: Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết. Sau 15 ngày niêm yết, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 5: Công chứng viên lập văn bản khai nhận di sản thừa kế và hướng dẫn ký văn bản khai nhận di sản thừa kế
Chỉ sau khi nhận được niêm yết về khai nhận di sản thừa kế mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các công việc sau:
– Nếu người khai nhận thừa kế đã có dự thảo văn bản khai nhận: Công chứng viên cần kiểm tra kỹ các nội dung trong văn bản để đảm bảo không có vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội…
– Trường hợp người yêu cầu công chứng chưa có dự thảo văn bản khi nhận: Công chứng viên lập văn bản theo đề nghị của ý chí tự nguyện của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung văn bản. Nếu nội dung đã đúng ý chí của mình thì người khai nhận di sản đồng ý và ký (điểm chỉ) vào văn bản khai nhận di sản thừa kế trước sự chứng kiến của công chứng viên.
Bước 6: Ký chứng nhận và trả kết quả
Tại bước này công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và ký từng trang của văn bản khai nhận di sản thừa kế này.
Sau khi ký xong công chứng viên (hoặc nhân viên của tổ chức hành nghề công chứng) sẽ thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính văn bản khai nhận cho người thừa kế (người khai nhận thừa kế).
Lưu ý về Lệ phí khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 157/2016/TT-BTC thì: Mức thu phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
TT
Giá trị tài sản
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
50 nghìn
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
100 nghìn
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng
0,1% giá trị tài sản
4
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng
01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng
5
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng
6
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản vượt quá 05 tỷ đồng
7
Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ đồng.
8
Trên 100 tỷ đồng
32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).
4. Trả lời thắc mắc về khai nhận di sản thừa kế
Chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến khai nhận di sản thừa kế.
Dưới đây là một số câu hỏi điển hình và phần trả lời của chúng tôi.
Ai không được quyền hưởng di sản?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, có những trường hợp cụ thể mà người thừa kế không được quyền hưởng di sản. Cụ thể, theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản, dù có tên trong di chúc hoặc theo pháp luật:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản, hoặc có hành vi nghiêm trọng trong việc ngược đãi, hành hạ người đó.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc để hưởng lợi.
Tuy nhiên, những người này vẫn có thể được hưởng di sản nếu người để lại di sản biết rõ hành vi của họ mà vẫn cho hưởng di sản trong di chúc. Điều này thể hiện sự công bằng và bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan trong quá trình thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành.
Khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã được không ?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, việc khai nhận di sản thừa kế không thể thực hiện tại UBND xã. Thay vào đó, việc khai nhận di sản thừa kế phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể là các văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng của nhà nước.
Luật Công chứng 2014 quy định rằng khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế phải lập văn bản khai nhận di sản và nộp tại tổ chức hành nghề công chứng. Tại đây, công chứng viên sẽ kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp của các tài liệu liên quan và công chứng văn bản khai nhận.
Thẩm quyền của UBND cấp xã: Theo quy định, UBND cấp xã không có thẩm quyền giải quyết việc khai nhận di sản thừa kế, mà chỉ có thể hỗ trợ xác nhận một số thông tin như quan hệ gia đình, tình trạng tài sản, hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng cư trú.
Như vậy, việc khai nhận di sản thừa kế không thể thực hiện tại UBND xã mà phải tiến hành tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành.
Do đó, nếu có nhu cầu muốn khai nhận di sản thừa kế hãy liên hệ với Phòng/ Văn phòng công chứng có thẩm quyền hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ.
Di sản thừa kế theo di chúc được phân chia thế nào?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, di sản thừa kế theo di chúc được phân chia dựa trên ý chí của người lập di chúc, với các nguyên tắc cụ thể như sau:
Người lập di chúc có quyền định đoạt toàn bộ tài sản: Người lập di chúc có quyền quyết định ai là người nhận di sản, tỷ lệ và phần di sản của từng người thừa kế.
Di chúc hợp pháp: Để di chúc có hiệu lực, di chúc phải được lập theo quy định về hình thức và nội dung của pháp luật. Di chúc phải thể hiện rõ ràng ý chí của người lập và không vi phạm quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (như con chưa thành niên, cha mẹ già yếu).
Người thừa kế không phụ thuộc di chúc: Theo Bộ luật Dân sự 2015, dù di chúc có nội dung khác, một số người thừa kế vẫn được nhận phần di sản tối thiểu.
Thủ tục công chứng di chúc: Theo Luật Công chứng 2014, việc công chứng di chúc giúp đảm bảo tính hợp pháp, giảm thiểu tranh chấp khi phân chia di sản.
Như vậy, di sản thừa kế theo di chúc sẽ được phân chia theo ý nguyện của người lập, nhưng vẫn tuân theo các quy định pháp luật về thừa kế.
Uỷ quyền khai nhận di sản thừa kế được không ?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, việc ủy quyền khai nhận di sản thừa kế là hoàn toàn được phép. Người thừa kế có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế nếu không thể tự mình tham gia.
Nội dung ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền cần phải được lập thành văn bản và công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Nội dung ủy quyền cần nêu rõ phạm vi công việc được ủy quyền, bao gồm việc khai nhận, phân chia di sản và các thủ tục pháp lý liên quan.
Điều kiện ủy quyền: Người nhận ủy quyền phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm, như người đang có tranh chấp quyền lợi trong di sản thừa kế.
Hiệu lực pháp lý: Sau khi hợp đồng ủy quyền được công chứng, người được ủy quyền có thể thay mặt người thừa kế tiến hành các bước khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật.
Như vậy, theo các quy định hiện hành, việc ủy quyền khai nhận di sản thừa kế là hợp pháp và có thể thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền được công chứng.
Khi có người được hưởng thừa kế mà không đồng ý phân chia di sản thừa kế thì tính sao?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, khi có người không đồng ý với việc phân chia di sản thừa kế, việc giải quyết sẽ dựa trên các bước pháp lý sau:
Thương lượng và hòa giải: Các bên được hưởng thừa kế nên ưu tiên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải với nhau để tìm ra phương án phân chia di sản hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích cho tất cả các bên. Việc hòa giải có thể thực hiện nội bộ hoặc thông qua sự trợ giúp của bên thứ ba, như một công ty luật…
Yêu cầu tòa án giải quyết: Nếu thương lượng, hòa giải không thành, bất kỳ ai trong số những người có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án sẽ xem xét hồ sơ, tài liệu liên quan để đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (trường hợp hòa giải tại thành trước khi đưa vụ án ra xét xử) hoặc ra phán quyết cuối cùng. Phán quyết của tòa án sẽ căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành về phân chia thừa kế, bao gồm việc xem xét di chúc (nếu có) hoặc chia thừa kế theo pháp luật.
Hiệu lực của quyết định hoặc phán quyết: Quyết định hoặc Phán quyết của tòa án có hiệu lực sẽ có giá trị pháp lý bắt buộc các bên liên quan phải thi hành. Nếu bên bị thi hành án không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.
Quy trình này giúp đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
5. Thời hạn khai nhận di sản thừa kế
Bản chất của khai nhận di sản thừa kế là nhằm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của những người được hưởng thừa kế. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, thời hạn khai nhận di sản thừa kế được quy định rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế cũng như sự minh bạch trong việc phân chia di sản.
Cụ thể, thời hạn khai nhận di sản thừa kế được xác định là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là kể từ ngày người để lại di sản qua đời. Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
Lưu ý:
Nếu hết thời hạn này mà không có ai khai nhận hoặc không có tranh chấp, di sản sẽ thuộc về Nhà nước. Ngoài ra, việc khai nhận di sản cần có sự đồng thuận của tất cả các bên thừa kế, trường hợp không đồng thuận có thể dẫn đến việc giải quyết tranh chấp tại tòa án.
Như vậy, việc tuân thủ thời hạn và thủ tục khai nhận di sản thừa kế là rất quan trọng, giúp tránh các rủi ro pháp lý và bảo đảm quyền lợi cho người thừa kế theo đúng quy định pháp luật.
6. Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế của Công ty Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ khai nhận di sản thừa kế tại Công ty luật Thái An mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khách hàng, giúp quá trình thừa kế diễn ra suôn sẻ, đúng pháp luật. Bao gồm:
Tư vấn pháp lý chuyên sâu và toàn diện: Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Công ty luật Thái An luôn tư vấn chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, đảm bảo khách hàng nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Điều này giúp tránh được những rủi ro không đáng có do hiểu sai hoặc thiếu thông tin.
Hỗ trợ thủ tục nhanh chóng và chính xác: Quy trình khai nhận di sản thừa kế thường phức tạp, yêu cầu nhiều giấy tờ và phải tuân thủ quy định pháp luật. Các luật sư của chúng tôi đảm nhận việc chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ và tiến hành các bước cần thiết một cách nhanh chóng, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Giải quyết tranh chấp hiệu quả: Nếu có bất đồng hoặc tranh chấp giữa các hàng thừa kế, luật sư sẽ đưa ra phương án giải quyết hợp lý, hợp tình, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và tránh mâu thuẫn kéo dài.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Sử dụng dịch vụ khai nhận thừa kế từ Công ty luật Thái An giúp khách hàng yên tâm về tính hợp pháp của quá trình khai nhận, đồng thời đảm bảo quyền lợi về tài sản và nghĩa vụ thuế theo đúng quy định.
Khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục pháp lý không thể bỏ qua để đảm bảo quyền lợi và tránh tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.
Qua bài viết này, chúng tôi muốn các Quý vị lưu tâm về tầm quan trọng của việc thực hiện khai nhận đúng quy định pháp luật cũng như các bước cần thiết trong quá trình này. Công ty luật Thái An cam kết đồng hành cùng Quý khách hàng, mang đến giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ ngay với Công ty luật Thái Anqua email, zalo, Facebook hoặc Tổng đài 1900633725 để được tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp, bảo vệ quyền lợi của Bạn một cách trọn vẹn. Đừng để những vướng mắc pháp lý hoặc bất kỳ nuối tiếc nào làm ảnh hưởng đến tài sản, danh dự hoặc sự bình an, hạnh phúc của Bạn!
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)