Pháp luật hình sự Việt Nam

Luật hình sự là một trong những công cụ pháp lý vững chắc để đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Bên cạnh đó, Luật hình sự cũng góp phần răn đe và nâng cao tinh thần, ý thức chấp hành pháp luật cho mọi công dân.

1. Khái niệm Luật hình sự

Luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó. Nếu tập hợp đầy đủ, có hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự trong một văn bản pháp luật hình sự thì gọi là Bộ luật hình sự.

2. Đối tượng điều chỉnh và các nguyên tắc của Luật hình sự

Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có đối tượng điều chỉnh riêng, đồng thời tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt.

a. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Theo đó, Luật hình sự xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của Nhà nước và người phạm tội.

Nhà nước có quyền buộc người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tuy nhiên họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu đúng người đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

b. Các nguyên tắc của Luật hình sự

Các nguyên tắc của Luật hình sự bao gồm các nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng.

Nguyên tắc chung: gồm có nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và nguyên tắc nhân đạo

  • Nguyên tắc pháp chế: Đây là nguyên tắc thể hiện tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật (hiện nay là BLHS); những hành vi bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, các biện pháp pháp lý hình sự khác chỉ và phải do Bộ luật hình sự quy định.
  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật hình sự. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
  • Nguyên tắc nhân đạo: Là nguyên tắc cụ thể hóa quan điểm chính sách, quan điểm bao dung của Nhà nước đối với người phạm tội. Ví dụ như quy định về các tình tiết giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm thời hạn áp dụng hình phạt, án treo, xoá án tích….

»»»Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc riêng: bao gồm nguyên tắc hành vi, nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự

  • Nguyên tắc hành vi: Chỉ được truy cứu TNHS đối với hành vi của một người khi hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm được pháp luật hình sự quy định.
  • Nguyên tắc có lỗi: chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện khi người đó có lỗi trong việc thực hiện hành vi này. Lỗi này có thể là lỗi vô ý hoặc cố ý. Nếu là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng chủ thể thực hiện không có lỗi ( ví dụ như chủ thể bị mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi vì mắc bệnh tâm thần hoặc do họ ở trong tình trạng bất khả kháng) thì hành vi đó không bị coi là tội phạm và chủ thể thực hiện không phải chịu trách nhiệm hình sự
  • Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự: Một người chỉ phải bị truy cứu tội danh tương ứng với hành vi phạm tội của mình. Đồng thời hình phạt áp dụng cho người phạm tội cũng tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của người phạm tội.
Luật hình sự
                              Các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam- Nguồn: Luật Thái An

3. Quá trình hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam

Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nhà nước đã ban hành ba Bộ luật hình sự, đó là:

  • Bộ luật hình sự năm 1985, sửa đổi bổ sung năm 1989;
  • Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;
  • Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

4. Giới thiệu về Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đang có hiệu lực thi hành

a. Về bố cục

Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 , có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, bao gồm 426 điều luật được kết cấu thành ba phần:

  1. Phần thứ nhất: Những quy định chung chứa đụng các điều luật quy định những vấn đề chung về Bộ luật, về tội phạm, về TNHS và hình phạt được chia thành 12 vấn đề quy định trong 12 chương.
  2. Phần thứ hai: Các tội phạm quy định về từng tội phạm cụ thể và các khung hình phạt áp dụng đối với các tội phạm đó bao gồm 14 chương
  3. Phần thứ ba : Điều khoản thi hành.

b. Về nội dung

QUỐC HỘI
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 100/2015/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015

BỘ LUẬT

HÌNH SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự.

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

  1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
  2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật nàymới phải chịu trách nhiệm hình sự.

»»»Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015

5. Phạm vi hành nghề của luật sư Công ty Luật Thái An trong lĩnh vực liên quan đến Luật hình sự

a. Tư vấn pháp luật hình sự

Luật sư tư vấn luật hình sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp lý. Họ không chỉ đại diện cho các cá nhân đang đối mặt với các cáo buộc hình sự, mà còn cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho những người muốn hiểu rõ về luật hình sự. Đối với một ai đó bị cáo buộc hoặc cần sự giúp đỡ trong các vấn đề liên quan đến tội phạm, việc tiếp cận một luật sư chuyên nghiệp có thể mang lại sự bảo vệ và hỗ trợ cần thiết.

Luật hình sự phức tạp và đôi khi khó hiểu; do đó, việc có một chuyên gia tư vấn giúp người dân nắm bắt, hiểu rõ quy định và biện pháp pháp lý là vô cùng quan trọng. Một luật sư tư vấn luật hình sự không chỉ là người bảo vệ quyền lợi của khách hàng mình mà còn giúp bảo vệ nguyên tắc công bằng và minh bạch trong hệ thống tư pháp.

»»»Xem thêm: Luật sư tư vấn luật hình sự

b. Luật sư bào chữa cho bị cáo

Luật sư bảo chữa cho bị cáo là một trụ cột quan trọng trong hệ thống tư pháp, đảm bảo rằng quyền lợi của bị cáo được bảo vệ và tiến trình tố tụng diễn ra một cách công bằng. Trong một xã hội dựa trên nguyên tắc pháp quyền, mỗi người, dù có bị cáo buộc phạm tội gì đi nữa, đều có quyền được bào chữa trước toà án.

Luật sư bảo chữa chính là người đại diện pháp lý cho bị cáo, giúp họ hiểu rõ về quyền của mình, đưa ra các lời biện hộ và chứng cứ phản bác bằng chứng của bên cáo trạng. Qua đó, luật sư giúp toà án đưa ra phán quyết dựa trên sự thật và bằng chứng, chứ không phải dựa trên định kiến hoặc áp đặt. Sự hiện diện của luật sư bảo chữa không chỉ là bảo vệ quyền lợi của bị cáo, mà còn là minh chứng cho sự minh bạch và công bằng của hệ thống tư pháp.

»»»Xem thêm: Luật sư bào chữa

c. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại

Luật sư bảo vệ bị hại là những người chuyên nghiệp đứng về phía và hỗ trợ những người bị hại trong các vụ án tội phạm. Họ đảm bảo rằng tiếng nói và quyền lợi của bị hại được tôn trọng và bảo vệ trong suốt quá trình tư pháp. Trong nhiều trường hợp, bị hại có thể cảm thấy mất điểm tựa, bị áp đặt hoặc bị lạc lõng trong hệ thống pháp lý phức tạp.

Luật sư bảo vệ bị hại đóng vai trò như một người hướng dẫn, giúp họ hiểu quy trình, biết đến quyền của mình và cung cấp sự hỗ trợ tâm lý. Hơn thế nữa, luật sư này cũng giúp đưa ra các bằng chứng và lập luận để đảm bảo rằng bị hại nhận được sự công bằng và bồi thường xứng đáng. Sự có mặt của luật sư bảo vệ bị hại trong hệ thống tư pháp không chỉ bảo vệ quyền lợi của bị hại, mà còn góp phần nâng cao niềm tin của công chúng vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp

»»»Xem thêm: Luật sư bảo vệ người bị hại

d. Dịch vụ pháp lý khác:

Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư của chúng tôi sẽ giúp tư vấn, thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; tư vấn giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; tư vấn giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính ….và nhiều lĩnh vực khác. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

 

HÃY LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KỊP THỜI

Nguyễn Văn Thanh