Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định chung về thừa kế rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An xin gửi đến Quý bạn đọc các quy định chung về thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết. Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tòan bộ hoặc phần lớn di sản.
Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là rất quan trọng, bởi tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Đồng thời việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vai trò quan trọng khi xác định từ chối nhận di sản có hợp pháp hay không.
Người thừa kế gồm có người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế heo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, nếu việc từ chối nhận di sản đáp ứng các điều kiện sau:
Việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Cụ thể các nghĩa vụ của người thừa kế là:
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
4. Quy định về người không có quyền được hưởng thừa kế
Căn cứ Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên những người nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
5. Quy định về di sản thừa kế
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dấn sự 2015 thì di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (Điều 105 Bộ luật dân sự 2015).
6. Quy định chung về thừa kế trong việc chia di sản thừa kế
Di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.
5.1 Quy định chung về thừa kế trong việc chia di sản theo di chúc
Quy định chung về thừa kế trong việc chia di sản theo di chúc được căn cứ vào Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, việc phân chia di sản được thực hiện theo nội dung của di chúc, nếu như nội dung của di chúc không chỉ định rõ phần di sản được hưởng của từng người thừa kế thì di sản sẽ được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc đến trong nội dung của di chúc.
Tuy nhiên có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đó là:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Trường hợp nếu họ là người từ chối nhận di sản theo quy định tại hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản thì không áp dụng quy định trên.
5.2 Quy định chung về thừa kế trong việc chia di sản theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
Di chúc không hợp pháp;
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế (thừa kế thế vị), nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
6. Quy định chung về thừa kế trong trường hợp thừa kế cổ phần, phần vốn góp
a. Quy định chung về thừa kế: Trường hợp thừa kế cổ phần
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp cổ đông là cá nhân của Công ty phần chết thì:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.
Nếu không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo đó tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Lưu ý:Nếu những người thừa kế của cổ đông đã mất đủ điều kiện để nhận thừa kế, những người đó phải thông báo về việc hưởng thừa kế cho Công ty và trở thành cổ đông của Công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
b. Quy định chung về thừa kế: Trường hợp thừa kế phần vốn góp
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty
7. Quy định về quản lý di sản thừa kế
Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 thì
Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo hai trường hợp trên thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Thời hiệu về thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
a. Thời hiệu yêu cầu chia di sản
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu
b. Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
b. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ của người chết
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Nếu bạn đang tìm kiếm những Luật sư uy tín chất lượng để tư vấn các quy định chung về thừa kế hay các vấn đề có liên quan đến thừa kế thì hãy đến ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi.
Dịch vụ tư vấn quy định chung về thừa kế của chúng tôi bao gồm:
Tư vấn quy định chung về thừa kế theo di chúc
Tư vấn quy định chung về thừa kế theo pháp luật
Tư vấn về thời điểm mở thừa kế
Tư vấn về địa điểm mở thừa kế
Tư vấn chung quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Tư vấn quy định chung về thừa kế trong việc phân chia di sản
Tư vấn quy định chung về thừa kế trong việc giải quyết tranh chấp
Sử dụng dịch vụ tư vấn quy định chung về thừa kế của chúng tôi, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
Tư vấn quy định chung về thừa kế giúp tránh tranh chấp và mâu thuẫn: Một số gia đình thường rơi vào tình trạng tranh chấp tài sản sau khi người thân qua đời. Việc tư vấn quy định chung về thừa kế sẽ giúp gia đình hiểu rõ quyền lợi của mình, từ đó giảm thiểu tranh chấp.
Tư vấn quy định chung về thừa kế giúp đảm bảo quyền lợi: Sự tư vấn của những Luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp người thừa kế biết được quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Tư vấn quy định chung về thừa kế giúp hỗ trợ phân chia tài sản: Luật sư tư vấn thừa kế sẽ giúp gia đình xác định và phân chia tài sản một cách công bằng, minh bạch
Tư vấn quy định chung về thừa kế được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự giỏi: Với đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý giỏi, đã từng tham gia hàng trăm vụ tư vấn quy định chung về thừa kế và các vấn đề liên quan đến thừa kế và đã đạt được rất nhiều thành công, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Tư vấn quy định chung về thừa kế giúp nắm bắt được tất cả các quy định pháp luật mà không tốn nhiều thời gian, công sức nghiên cứu
Tư vấn quy định chung về thừa kế thông qua nhiều phương thức, tùy thuộc vào sự thuận tiện của khách hàng, đó là: tư vấn trực tiếp ở văn phòng hoặc tư vấn qua điện thoại hoặc email…
Tư vấn quy định chung về thừa kế với quy trình làm việc nhanh chóng, đúng hẹn
Tư vấn quy định chung về thừa kế với mức chi phí dịch vụ phù hợp so với mặt bằng chung.
Tư vấn quy định chung về thừa kế với cam kết luôn bảo mật thông tin khách hàng
…
Liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật về thừa kế uy tín, chất lượng!
Luật sư Đàm Thị Lộc: • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)