Khởi kiện: Những quy định quan trọng cần biết !

Khởi kiện, một khái niệm quen thuộc trong hệ thống pháp luật, nhưng đôi khi vẫn còn là một bí ẩn đối với nhiều người. Đây không chỉ là quá trình nộp đơn lên tòa án để đòi lại quyền lợi bị xâm phạm mà còn là biểu hiện của quyền tự do và công lý trong xã hội. Bài viết này sẽ đưa bạn đến hiểu sâu hơn về quy trình, ý nghĩa và các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc khởi kiện.

1. Khởi kiện là gì?

Khởi kiện được hiểu là hành vi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa sự việc có tranh chấp ra trước Tòa án theo thủ tục tố tụng nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp

2. Khởi kiện áp dụng trong các vụ án nào?

Để biết việc khởi kiện được áp dụng trong các vụ án nào thì khách hàng cần có hiểu biết sơ lược như sau:

2.1. Khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép tự mình thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp đưa những tranh chấp yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định.

Hiện nay, quyền khởi kiện vụ án dân sự quy định vô cùng cụ thể, chi tiết tại điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Chi tiết về khởi kiện vụ án dân sự có tại bài viết sau:

Tất tật về khởi kiện vụ án dân sự

2.2. Khởi kiện hành chính

Khởi kiện hành chính/khởi kiện vụ án hành chính là các cơ quan, tổ chức, cơ quan nhà nước, cá nhân yêu cầu tòa án xử lý những quyết định, hành vi do các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà nước thực hiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

khởi kiện
Các trường hợp khởi kiện thường gặp – Nguồn: Luật Thái An

Khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân cảm thấy quyền và lợi ích của mình trực tiếp bị xâm phạm và đã thực hiện khiếu nại tới những cơ quan hành chính nhà nước ban hành quyết định, hành vi hành chính tuy nhiên không được giải quyết hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Công dân có thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình để làm đơn, đồng thời nộp kèm theo những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Chi tiết về khởi kiện vụ án hành chính có tại bài viết sau:

Khởi kiện vụ án hành chính: Những điều cơ bản nhất!

2.3. Khởi tố vụ án hình sự

Khác với lĩnh vực hành chính và dân sự, trong lĩnh vực hình sự, khi nhận được đơn tố giác, tin báo về tội phạm và thấy rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn của tố tụng hình sự, là giai đoạn đầu tiên của tổ tục hình sự. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào những quy định pháp luật tố tụng hình sự để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm trong hành vi mà cá nhân, công dân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, sau đó sẽ ban hành quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan tới hành vi đó.

Như vậy, “khởi kiện” được áp dụng đối với các việc dân sự theo nghĩa rộng (chẳng hạn như việc khởi kiện chia thừa kế, khởi kiện giành quyền nuôi con; khởi kiện lao động, khởi kiện đất đai, khởi kiện hôn nhân và gia đình; khởi kinh doanh thương mại …) và khởi kiện vụ án hành chính. Khoa học pháp lý hiện nay không áp dụng thuật ngữ “khởi kiện” đối với vụ án hình sư.

3. Điều kiện chung của việc khởi kiện

Để khởi kiện nói chung thì chủ thể phải có đủ các điều kiện sau:

  • Chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự/năng lực tố tụng hành chính
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm.  Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ những trường hợp khác theo quy định.

Tùy vào loại vu án, vụ việc mà chủ thể khởi kiện có thể phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật.

4. Rủi ro và lợi ích khi khởi kiện

Khi quyết định kiện, cá nhân hoặc tổ chức cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa rủi ro và lợi ích, vì quyết định này có thể có những hậu quả lớn cả về mặt pháp lý, tài chính và xã hội. Dưới đây là một số rủi ro và lợi ích quan trọng cần được xem xét:

4.1. Rủi Ro khi Khởi kiện

  • Chi phí pháp lý cao: Luật sư và các chi phí tòa án có thể rất đắt đỏ, đặc biệt nếu vụ án kéo dài. Có nguy cơ mất nhiều hơn những gì có thể thu hồi được qua vụ kiện.
  • Thời gian và năng lượng: Quá trình tố tụng thường tốn nhiều thời gian và năng lượng, có thể ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và cuộc sống cá nhân.
  • Kết quả không chắc chắn: Không có gì đảm bảo rằng quyết định của tòa án sẽ nghiêng về phía bạn, dù bạn có thể cảm thấy mình có lý.
  • Ảnh hưởng đến danh tiếng: Đối với các tổ chức hoặc cá nhân, việc khởi kiện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng, đặc biệt nếu vụ án nhận được sự chú ý nhiều từ truyền thông.
  • Áp lực Tâm Lý: Quá trình tố tụng có thể gây ra stress và áp lực tâm lý lớn, đặc biệt trong những vụ án cá nhân hoặc nhạy cảm.

4.2. Lợi ích khi Khởi kiện

  • Bảo về quyền lợi và bồi thường: Khiếu kiện có thể giúp bảo vệ quyền lợi hoặc nhận được bồi thường xứng đáng cho những thiệt hại đã phải chịu.
  • Thực thi Công lý và đúng pháp luật: Đôi khi, đây là cách duy nhất để thực thi công lý và bảo vệ quyền lợi theo đúng pháp luật.
  • Phòng ngừa và răn đe: Việc khởi kiện có thể phòng ngừa và răn đe hành vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền lợi của người khác trong tương lai.
  • Tạo tiền lệ Pháp lý: Trong một số trường hợp, vụ kiện có thể tạo ra tiền lệ pháp lý quan trọng, góp phần cải thiện hệ thống pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng.
  • Giải quyết tranh chấp hiệu quả: Đôi khi, đây là cách hiệu quả nhất để giải quyết một tranh chấp, đặc biệt khi các phương pháp khác như thương lượng hoặc hòa giải không đem lại kết quả.

5. Sự cần thiết sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn khởi kiện

Sự cần thiết của việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn khi khởi kiện là một khía cạnh quan trọng và không thể xem nhẹ trong bất kỳ quá trình tố tụng pháp lý nào. Dưới đây là những lý do chính đằng sau việc này:

  • Chuyên môn Pháp lý: Luật sư chuyên nghiệp sở hữu kiến thức chuyên sâu về luật pháp và kinh nghiệm thực tiễn, giúp họ cung cấp lời khuyên chính xác và hiệu quả. Họ có khả năng phân tích tình hình, đưa ra những lời khuyên pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
  • Đánh giá toàn diện vụ án: Luật sư có thể đánh giá một cách toàn diện và khách quan về cơ hội thành công của vụ kiện, giúp khách hàng hiểu rõ về rủi ro và lợi ích trước khi quyết định khởi kiện.
  • Đại diện pháp lý và bảo vệ quyền lợi: Trong quá trình tố tụng, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện và bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa án, đảm bảo rằng quyền lợi và quan điểm của họ được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục.
  • Hỗ trợ chuẩn bị Hồ sơ và Tài liệu: Việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tài liệu chứng cứ là công việc phức tạp đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về pháp luật. Luật sư giúp đảm bảo rằng mọi tài liệu đều được chuẩn bị đúng đắn và hiệu quả.
  • Tư vấn về Quy trình Tố tụng: Luật sư cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình tố tụng, từ việc nộp đơn kiện, chuẩn bị cho các phiên điều trần, cho đến quy trình thực hiện quyết định của tòa án.
  • Thương lượng và đàm phán: Trong nhiều trường hợp, luật sư có thể thương lượng hoặc đàm phán để đạt được một thỏa thuận ngoài tòa, giúp giải quyết vấn đề mà không cần phải trải qua quá trình tố tụng dài và tốn kém.
  • Giảm bớt áp lực tâm lý: Việc có một luật sư hỗ trợ có thể giảm bớt áp lực tâm lý cho khách hàng, giúp họ cảm thấy yên tâm hơn với quá trình pháp lý phức tạp và thường xuyên căng thẳng.
  • Cập nhật và tuân thủ pháp luật: Luật sư giữ vai trò cập nhật liên tục các thay đổi trong luật pháp và đảm bảo rằng mọi hành động trong quá trình tố tụng đều tuân thủ đúng pháp luật.

Vì những lý do trên, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ một luật sư chuyên nghiệp khi quyết định và thực hiện khiếu kiện không chỉ là điều cần thiết mà còn là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi và tối ưu hóa cơ hội thành công trong vụ kiện.

Đàm Thị Lộc