Giới thiệu về Hợp đồng: Không thể thiếu trong các giao dịch

Hợp đồng là một khái niệm quen thuộc, là một phần không thể thiếu trong xã hội phức tạp ngày nay. Từ việc mua sắm hàng ngày, thuê nhà, ký kết hợp đồng lao động cho đến những giao dịch phức tạp như hợp đồng hợp tác kinh doanh quốc tế, tất cả đều yêu cầu sự hiểu biết về hợp đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cho mỗi cá nhân cần có kiến thức cơ bản về hợp đồng, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

1. Giới thiệu về hợp đồng

Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó mỗi bên đều có nghĩa vụ cụ thể và quyền lợi tương ứng. Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời, nhưng dù trong hình thức nào, mục tiêu chính của nó là tạo ra một môi trường giao dịch rõ ràng và an toàn, giảm thiểu rủi ro và xung đột.

Điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng là một công cụ quan trọng, giúp xác định và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên trong một giao dịch. Dù bạn là doanh nhân, người lao động, hay chỉ là người tiêu dùng hàng ngày, việc hiểu và tuân thủ hợp đồng sẽ giúp bạn đứng vững trên bất kỳ lĩnh vực nào.

2. Các loại hợp đồng phổ biến

Có rất nhiều loại hợp đồng. Tuỳ vào tính chất, mục đích mà có những cách phân loại hợp đồng khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi trình bầy các loại hợp đồng phổ biến dựa trên mục đích của giao dịch, như sau:

Hợp đồng mua bán:

Hợp đồng dịch vụ:

Hợp đồng liên quan tới nhà đất:

Hợp đồng hợp tác, liên doanh, liên kết:

Hợp đồng thuê / cho thuê tài sản:

  • Hợp đồng thuê máy móc thiết bị

Hợp đồng vay / cho vay tài sản:

Hợp đồng ủy thác, đại diện:

Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng thế chấp, cầm cố:

  • Hợp đồng thế chấp tài sản
  • Hợp đồng cầm cố tài sản

Hợp đồng lao động:

  • Văn bản thỏa thuận không cạnh tranh

Hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ:

  • Hợp đồng li-xăng nhượng quyền sáng chế, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp

Hợp đồng khác hoặc văn bản thỏa thuận:

  • Văn bản phân chia tài sản chung
  • Thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng
  • Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng
hợp đồng trong giao dịch
Hợp đồng giúp cho các bên hợp tác thành công. – ảnh minh hoạ: Luật Thái An

3. Các yếu tố cần thiết của một hợp đồng hợp pháp

Cần lưu ý rằng, không phải mọi thỏa thuận đều tạo ra một hợp đồng hợp pháp. Một hợp đồng hợp pháp cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Để một hợp đồng có hiệu lực, nó phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau (theo quy định tại điều 117 Bộ Luật dân sự 2015):

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, điều 117 cũng quy định là nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì thoả thuận phải được thể hiện bằng hình thức đó. Thí dụ: Việc thoả thuận mua bán nhà đất phải được thể hiện bằng hợp đồng công chứng.

Nếu vi phạm một trong những điều kiện trên thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn bộ, tức là hợp đồng không có giá trị pháp lý với hệ quả là các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường.

4. Tranh chấp hợp đồng và cách giải quyết tranh chấp:

Trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại và dân sự, không tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: sự mơ hồ trong nội dung hợp đồng, sự cố trong quá trình thực hiện, hoặc đơn giản là do thay đổi ý định của một trong các bên. Dù lý do gì đi chăng nữa, tranh chấp luôn gây ra tác động tiêu cực cho mối quan hệ giữa các bên và cảnh báo về nguy cơ mất mát kinh tế.

Khi tranh chấp hợp đồng xẩy ra thì tuỳ theo mức độ mà lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp cho phù hợp về thời gian, chi phí, mối quan hệ hợp tác giữa các bên, về mức độ thiệt hại …, đó là:

  • Thương lượng: Cách tiếp cận ban đầu thường là đối thoại và thương lượng giữa các bên để tìm ra giải pháp phù hợp và minh bạch. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc thương lượng cũng mang lại kết quả mong muốn.
  • Hoà giải: Hoà giải là quá trình thương lượng giữa hai bên có sự tham gia của hoà giải viên. Kết quả hoà giải có thể được công nhận bởi Toà án, khi đó các bên có nghĩa vụ phải thực hiện kết quả hoà giải.
  • Khởi kiện tại Toà án: Đây là quá trình chính thống, tuân thủ theo quy định của pháp luật, có tính chất cưỡng chế thực hiện cao.
  • Khởi kiện tại Trong tại thương mại: Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp dưới sự can thiệp của một hoặc nhiều người trọng tài độc lập, và quyết định của họ thường có tính chất cuối cùng. Lợi ích của trọng tài là quy trình nhanh chóng, bảo mật và thường ít tốn kém hơn việc đưa ra toà án.

Dù là lựa chọn nào, mục tiêu chung của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng là đảm bảo công bằng và minh bạch, giữ vững niềm tin và mối quan hệ giữa các bên. Quá trình này cần sự kiên nhẫn, linh hoạt và sự hiểu biết sâu rộng về pháp luật. Vì vậy, khi bước vào tranh chấp, việc tìm đến sự tư vấn của chuyên gia pháp lý hoặc luật sư có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng.

5. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng

Khi ký kết một hợp đồng, việc đảm bảo mọi điều khoản và nghĩa vụ được hiểu rõ và tuân thủ đúng là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng cần phải ghi nhớ:

  • Đọc kỹ và hiểu rõ nội dung: Điều này có vẻ đơn giản, nhưng không ít người đã mắc sai lầm bởi vì không đọc kỹ hợp đồng trước khi ký. Cần đảm bảo bạn đã đọc mọi trang, mọi dòng và đặc biệt là những điều khoản ẩn sau các ngôn từ pháp lý phức tạp. Một hợp đồng rõ ràng và minh bạch sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp sau này.
  • Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình: Khi đã hiểu rõ nội dung, bạn cần phải biết đến quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Điều này không chỉ giúp bạn biết được mình cần phải làm gì và nhận được gì, mà còn giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình trước những khả năng không mong muốn.
  • Tư vấn từ chuyên gia hoặc luật sư khi cần: Không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu rõ về pháp luật, và đôi khi nội dung hợp đồng lại quá phức tạp. Đó là lúc bạn cần sự giúp đỡ của một chuyên gia hoặc luật sư. Họ sẽ giải thích, đưa ra lời khuyên và đôi khi thậm chí chỉnh sửa hợp đồng để đảm bảo lợi ích của bạn được bảo vệ tốt nhất.
  • Việc lưu trữ hợp đồng: Sau khi hợp đồng đã được ký kết, việc lưu trữ nó một cách an toàn là vô cùng cần thiết. Hợp đồng nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi dễ bị mất mát. Nếu có khả năng, việc lưu trữ bản sao điện tử của hợp đồng trên các dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc ổ cứng di động cũng là một cách hiệu quả để đảm bảo bạn luôn có bản sao của hợp đồng khi cần. Ngoài ra, việc lưu giữ các bản gốc trong một két sắt hoặc nơi an toàn khác cũng là một biện pháp cần thiết.

Tóm lại, việc ký kết hợp đồng là một quá trình cần sự cẩn trọng và chu đáo. Việc tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi và tránh khỏi những rủi ro không cần thiết trong tương lai.

6. Hậu quả của việc vi phạm hợp đồng

Việc vi phạm hợp đồng không chỉ gây ra những tổn thất kinh tế cho các bên liên quan mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới uy tín và mối quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, hậu quả của việc vi phạm hợp đồng có thể được phân tích như sau:

  • Trách nhiệm dân sự: Đây là hậu quả đầu tiên và trực tiếp nhất khi vi phạm hợp đồng. Theo quy định của pháp luật, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị hại, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp. Việc bồi thường có thể dưới hình thức tài sản, tiền mặt hoặc bằng việc thực hiện một hành vi cụ thể. Thiệt hại không chỉ bao gồm giá trị vật chất mà còn liên quan đến những mất mát về cơ hội kinh doanh, chi phí phát sinh và các khó khăn tiềm ẩn.

Thí dụ: Nếu bên bán hàng giao hàng không đúng theo tiêu chuẩn hàng hoá quy định tại hợp đồng thì phải bồi thường cho bên kia, cũng như chịu phạt vi phạm hợp đồng (nếu hợp đồng có quy định).

  • Trách nhiệm hình sự: Trong một số trường hợp, vi phạm hợp đồng không chỉ dừng lại ở mức trách nhiệm dân sự. Khi vi phạm hợp đồng đi kèm với các hành vi lừa đảo, gian lận hoặc cố ý làm mất tài sản của bên kia, người vi phạm có thể phải đối mặt với trách nhiệm hình sự. Hậu quả của việc này có thể là bị kết án tù hoặc phải nộp một khoản tiền phạt lớn.

Thí dụ: Nếu một cá nhân ký hợp đồng bán tài sản cho một người khác, đã nhận đủ tiền nhưng không giao hàng. Người bán dù có tài sản nhưng không chịu trả nợ, chặn mọi liên lạc, bỏ trốn thì người đó bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

  • Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân/công ty – Tác động lên hình ảnh và mối quan hệ kinh doanh: Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc vi phạm hợp đồng chính là ảnh hưởng tới uy tín. Cho dù là cá nhân hay doanh nghiệp, việc không tuân thủ cam kết đã ký kết sẽ gây ra sự mất niềm tin từ đối tác, khách hàng và thị trường.

Hậu quả này thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả mất mát tài chính, bởi một khi hình ảnh và uy tín bị ảnh hưởng, việc khôi phục chúng sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức. Đối với doanh nghiệp, một vụ vi phạm hợp đồng có thể dẫn đến việc mất đi cơ hội kinh doanh, bị loại khỏi danh sách đối tác tin cậy, hoặc thậm chí là bị kiện tới toà án.

 

Tóm lại, việc vi phạm hợp đồng không chỉ dừng lại ở những tổn thất trực tiếp mà còn mang lại nhiều hậu quả phức tạp và lâu dài. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ hợp đồng và xây dựng một mối quan hệ kinh doanh dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Với tư cách là một bên trong giao dịch, bạn nên xin tư vấn của luật sư trước khi giao kết hợp đồng. Vì một khi đã ký kết hợp đồng thì bạn đã bị ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ.