Tội giả mạo trong công tác được nhận biết thế nào?
Tội giả mạo trong công tác là một trong những tội phạm hình sự về chức vụ gây rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Chính vì vậy, nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu về các dấu hiệu pháp lý của tội giả mạo trong công tác là gì? hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác ra sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ cho bạn biết điều này.
1. Cơ sở pháp lý quy định tội giả mạo trong công tác
Tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015.
2. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội giả mạo trong công tác
a. Khách thể của tội giả mạo trong công tác
Tội giả mạo trong công tác xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.
Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào làm cho tài liệu, giấy tờ, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn bị sai lệch, không đúng thực tế.
b. Mặt khách quan của tội giả mạo trong công tác
Đối với tội giả mạo trong công tác, mặt khách quan của tội phạm cũng là những dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt tội giả mạo trong công tác với các tội khác.
Về hành vi của tội giả mạo trong công tác:
Hành vi phạm tội giả mạo trong công tác là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi sau:
Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu:
- Sửa chữa giấy tờ, tài liệu thể hiện ở việc ghi thêm một số nội dung, tẩy xóa rồi ghi thêm nội dung,… Việc sửa chữa này không làm sai lệch hoàn toàn nội dung giấy tờ, tài liệu mà chỉ làm sai lệch một phần, còn hình thức của giấy tờ, tài liệu vẫn giữ nguyên tình trạng ban đầu.
- Làm sai lệch, nội dung giấy tờ, tài liệu là làm thay đổi cơ bản nội dung giấy tờ, tài liệu ban đầu. Khi làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu, người phạm tội vẫn sử dụng hình thức giấy tờ cũ chỉ sửa chữa hoặc ghi thêm nội dung để làm sai lệch.
Làm, cấp giấy tờ giả
- Giấy tờ giả được làm hoặc cấp ở đây là giấy tờ không có thật, tức là cơ quan nhà nước không ban hành loại giấy tờ đó hoặc có ban hành nhưng nội dung không giống với giấy tờ mà người phạm tội làm. Giấy tờ giả là những giấy tờ dùng để chứng thực sự kiện không có trong thực tế hoặc không phù hợp với thực tế mà người phạm tội mong muốn đạt được những hậu quả pháp lý có lợi cho mình.
- Làm giấy tờ giả là làm ra một trong các giấy tờ mang tên gọi nhất định và có giá trị nhất định, nhưng nội dung không đúng với thực tế khách quan. Làm giả giấy tờ là làm hoàn toàn giấy tờ có nội dung giả, chữ ký giả, đóng dấu giả hoặc chữ ký và dấu thật nhưng nội dung thì giả. Khi làm giả giấy tờ, người phạm tội có thể lợi dụng các biểu mẫu thật hoặc làm giả các biểu mẫu, giấy tờ đó.
- Cấp giấy tờ giả là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để cấp giấy tờ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mà người phạm tội biết chắc đó là giấy tờ giả. Hành vi cấp giấy tờ giả cho người khác, có thể cũng là hành vi làm giấy tờ giả rồi cấp giấy đó cho người mà mình quan tâm, nhưng cũng có thể người phạm tội chỉ thực hiện việc cấp giấy tờ giả đó, còn việc làm ra nó lại do một người khác thực hiện.
Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn
Là làm giả chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn để đánh lừa đó là chữ ký hợp pháp. Người có chữ ký bị giả mạo ở đây là người có thẩm quyền để ký, ban hành các giấy tờ, tài liệu mà người phạm tội giả mạo.
Ví dụ như: Cán bộ phòng lao động thương binh và xã hội giả mạo chữ ký của Trưởng phòng lao động thương binh và xã hội để hợp thức hoá cho người thân được trở thành thương binh để hưởng chính sách, trợ cấp của nhà nước.
Về thủ đoạn phạm tội:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình;
Về động cơ phạm tội:
Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân.
Về hậu quả:
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội giả mạo trong công tác. Tội giả mạo trong công tác là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà chưa cần gây ra hậu quả trên thực tế.
c. Chủ thể của tội giả mạo trong công tác
Chủ thể của tội giả mạo trong công tác là chủ thể đặc biệt. Ngoài yêu cầu về có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ 16 tuổi), chủ thể của tội giả mạo trong công tác còn phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định, chức vụ quyền hạn này liên quan đến giấy tờ, tài liệu mà họ đã giả mạo.
d. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội giả mạo trong công tác là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi giả mạo trong công tác là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì nhằm thoả mãn những vấn đề cá nhân vẫn mong muốn thực hiện hành vi này.
3. Hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác
a. Hình phạt chính đối với tội giả mạo trong công tác
Tại Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính đối với tội giả mạo trong công tác, cụ thể là:
Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Người nào phạm tội giả mạo trong công tác mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả;
- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Người nào phạm tội giả mạo trong công tác mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Giả mạo có tổ chức;
- Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Người nào phạm tội giả mạo trong công tác mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
- Giả mạo để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Người nào phạm tội giả mạo trong công tác mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
- Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
b. Hình phạt bổ sung đối với tội giả mạo trong công tác
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội giả mạo trong công tác còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng
Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội giả mạo trong công tác có tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới, hoặc tái phạm tội giả mạo trong công tác.
4. Giải đáp một số câu hỏi về tội giả mạo trong công tác
a. Khi nào hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giả mạo trong công tác?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tội giả mạo trong công tác có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
b. Căn cứ để Toà án quyết định hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác là gì?
Khi quyết định hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác, Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ví dụ như:
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
- Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án…
c. Đồng phạm tội giả mạo trong công tác thì bị xử lý thế nào?
Nếu đồng phạm tội giả mạo trong công tác thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với phần đóng góp của mình trong vụ án. Dù tham gia ít hay nhiều vào việc phạm tội thì vẫn được coi là phạm tội. Căn cứ Điều 16 Bộ luật hình sự 2015 thì có các dạng đồng phạm sau:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
d. Phạm tội giả mạo trong công tác cùng nhiều tội khác thì bị xử lý thế nào?
Nếu phạm tội giả mạo trong công tác và các tội khác đồng thời thì Toà án sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
- Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
- Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
- Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
- Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
- Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
Lưu ý quan trọng: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
e. Biết mà không tố giác tội phạm phạm tội giả mạo trong công tác thì sẽ thế nào?
Nếu một người biết mà che giấu người phạm tội tham ô tài sản cùng dấu vết, tang vật của vụ án hoặc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, căn cứ Điều 18 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, mức hình phạt che giấu tội tham ô tài sản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
5. Tội giả mạo trong công tác và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có gì khác nhau ?
Đối với tội giả mạo trong công tác: Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu chữ ký của người có chức vụ quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào giấy tờ, tài liệu, chữ ký làm cho bị sai lệch không đúng với thực tế. Đối tượng tội phạm xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.
Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: Đối tượng tác động: giấy tờ, tài liệu giả. Đối tượng xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính, cụ thể là con dấu tài liệu.
6. Dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự của Công ty Luật Thái An
Bạn đang tìm kiếm một luật sư bào chữa giỏi để bào chữa trong các vụ án hình sự? Hãy liên hệ Luật Thái An. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín đã tham gia tranh tụng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho hàng trăm khách hàng trong hàng trăm vụ án hình sự, Luật Thái An chắc chắn không làm bạn thất vọng.
Theo đó, đến với Luật Thái An chúng tôi bạn sẽ được:
- Tư vấn, hỗ trợ pháp luật bởi có đội ngũ Luật sư giỏi có kiến thức pháp lý vững vàng cùng kinh nghiệm thực tế bào chữa cho hàng trăm vụ án hình sự;
- Tiếp cận với hướng giải quyết vụ án hợp lý một cách nhanh chóng, chính xác.
- Quyền và lợi ích hợp pháp luôn được đảm bảo một cách tối đa.
- Mọi giấy tờ, tài liệu, đơn thư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được hỗ trợ tư vấn, soạn thảo
- Hưởng mức phí dịch vụ ưu đãi nhất
- …
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan - 31/10/2022
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai - 19/03/2022
- Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay? - 31/10/2021