Ngày nay khi điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật thừa kế, lập di chúc của người dân ngày càng lớn. Bộ Luật Dân sự 2015 dành riêng một chương về vấn đề thừa kế. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay nhiều người vẫn có thói quen không để lại di chúc hoặc lúng túng trong việc để lại tài sản cho con cháu.
Chính vì vậy, Công ty luật Thái An cho ra đời dịch vụ Tư vấn thừa kế/ Di chúc nhằm giúp cho khách hàng là các cá nhân thực hiện đúng ý nguyện của mình về tài sản sau khi họ qua đời, tránh mọi tranh chấp tài sản giữa các đồng thừa kế…
1. Giới thiệu về thừa kế và di sản thừa kế
Thừa kế là quá trình mà thông qua đó, quyền và nghĩa vụ về tài sản và quyền lợi khác của người đã mất được chuyển nhượng cho một hoặc nhiều người khác. Trong bối cảnh xã hội và pháp luật, thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự tiếp nối và ổn định tài sản.
Tài sản để lại được gọi là di sản thừa kế.“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” – Điều 612 Bộ luật Dân sự. Di sản thừa kế bao gồm:
Tài sản cá nhân, tư liệu sản xuất, vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà ở, tài sản được tặng cho hoặc thừa kế, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tiết kiệm gửi tổ chức tín dụng, các thu nhập khác;
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (sở hữu chung biệt thự, cửa hàng, tầu thuyền…)
Quyền tài sản: đòi tài sản cho vay (đòi nợ), đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, quyền tác giả…
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…Trong trường hợp di sản để lại là đất đai, nhà ở hoặc các tài sản khác, thì ngoài Bộ luật Dân sự, quan hệ thừa kế tài sản còn được điều chỉnh bởi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Hôn nhân và gia đình để xác định phần di sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản của người chết.
Có rất nhiều vấn đề pháp lý về thừa kế cần quan tâm, đó là:
quyền thừa kế
thời điểm và địa điểm mở thừa kế
di sản thừa kế
người thừa kế di sản
hời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản
thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
người nào không được quyền hưởng di sản thừa kế
thời hiệu thừa kế theo Bộ luật dân sự
2. Các loại thừa kế
Có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc trong trường hợp người chết có di chúc, còn nếu không có di chúc thì di sản được chia theo pháp luật (thừa kế theo pháp luật). Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau đây:
a. Thừa kế theo di chúc:
Di chúc là bản tuyên bố về ý định chia sẻ tài sản sau khi mất. Để lập di chúc hợp pháp, người lập cần tuân thủ các quy định của pháp luật, như việc phải có chứng kiến. Nội dung di chúc thường ghi rõ về cách phân chia tài sản, người thừa kế và nguyện vọng riêng của người lập di chúc.
Các vấn đề cần quan tâm khi thừa kế theo di chúc là:
Di chúc cần tuân thủ hình thức nào?
Lập di chúc thế nào là đúng với quy định pháp luật?
Nội dung chính của bản di chúc bao gồm những gì?
Việc chỉ định người thừa kế ?
Ai bị truất quyền hưởng di sản?
Hiểu thế nào về phần di sản cho từng người thừa kế
Phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng như thế nào?
Người thừa kế có những nghĩa vụ gì?
Quy định pháp luật về người giữ di chúc, người quản lý di sản và người phân chia di sản
Di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ thế nào?
Lập di chúc chung của vợ chồng
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ chồng
Lưu trữ di chúc
Hiệu lực của di chúc khi nào?
Thủ tục công bố di chúc thế nào?
Ai là người giải thích nội dung di chúc?
Thừa kế luôn là vấn đề lớn của gia đình – Minh họa: nguồn internet
b. Thừa kế theo pháp luật:
Khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, tài sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Thứ tự ưu tiên thường là vợ/chồng, con cái, cha mẹ và sau đó là các người thân khác. Người thừa kế theo pháp luật có nghĩa vụ giữ gìn và sử dụng tài sản một cách hợp lý.
Các vấn đề cần quan tâm khi thừa kế theo di chúc là:
Việc thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ hoặc việc thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thế nào?
Thừa kế khi vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác thế nào?
3. Quá trình thừa kế
Thừa kế không chỉ đơn thuần là việc nhận tài sản. Có một số bước cần thực hiện:
Xác định tài sản: Đầu tiên, cần biết rõ tài sản cần thừa kế gồm những gì.
Tư vấn pháp lý: Liên hệ với luật sư để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Khai nhận thừa kế:
Họp mặt những người thừa kế
Thủ tục công bố di chúc thế nào?
Thủ tục khai nhận thừa kế, phân chia di sản thừa kếTrì
nh tự thanh toán nghĩa vụ tài sản trong việc khai nhận thừa kế
Chia di sản theo nội dung di chúc cần lưu ý những nội dung gì?
Giải quyết tranh chấp (nếu có):
Trong trường hợp có sự không đồng lòng trong việc thừa kế, việc tìm giải pháp pháp lý là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này, vai trò của luật sư càng không thể thiếu, họ sẽ:
Tư vấn các hình thức bảo vệ quyền lợi của bên hưởng di sản thừa kế khi xảy ra tranh chấp
Hòa giải, thương lượng trong giải quyết tranh chấp thừa kế
Khi nào nên khởi kiện và thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế?
Luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế
4. Các vấn đề thường gặp trong thừa kế
Thừa kế là vấn đề pháp lý phức tạp nên bạn cần lường trước các vấn đề thường gặp phải như sau:
Tranh chấp gia đình: Không ít lần, việc thừa kế dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt khi có sự chia sẻ không đồng đều tài sản.
Vấn đề về thuế thừa kế: Cần phải nắm rõ luật thuế thừa kế để tránh các sai sót có thể dẫn đến phạt.
Thách thức về quản lý tài sản: Một số người thừa kế có thể chưa có kinh nghiệm quản lý tài sản, dẫn đến việc làm mất giá trị của tài sản.
Do đó, bạn nên có phương án chuẩn bị và đối phó bằng cách:
Lập di chúc một cách cẩn trọng: Để tránh tranh chấp, việc lập di chúc nên rõ ràng và tuân thủ quy định.
Tìm hiểu về quyền lợi của mình: Trước khi thừa kế, nên tìm hiểu kỹ lưỡng về quyền và nghĩa vụ để tránh các vấn đề phát sinh.
Luôn tìm kiếm tư vấn chuyên nghiệp: Khi gặp khó khăn, việc tìm đến chuyên gia luật sư sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
5. Kết luận
Thừa kế là một quá trình phức tạp và đầy thách thức. Để đảm bảo quyền lợi và tránh các vấn đề không mong muốn, mỗi người cần có sự hiểu biết vững chắc về pháp luật và tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia khi cần.
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)