Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan là một trong những quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu hợp pháp của quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luậ bảo hộ và quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan là gì? Hình thức chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan như thế nào là hợp pháp?  Hợp đồng chuyển nhượng nên có những nội dung gì? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan

Cơ sở pháp lý quy định về chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan là các văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12, Luật số 42/2019/QH14 (gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ);
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

2. Quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (Sau đây gọi là “Quyền liên quan”) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình; hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Thế nào là chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan?

Khái niệm về “chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan” được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan

Khoản 2, khoản 3 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan như sau:

Điều kiện 1: Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm.

===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

Điều kiện 2: Người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm: Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;  Quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền như:

Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Đối với quyền liên quan, chủ sở hữu quyền liên quan được chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:

  • Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được; trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
  • Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán; cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
  • Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
  • Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
  • Định hình chương trình phát sóng của mình;
  • Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền:

  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
  • Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm; ghi hình của mình thông qua hình thức bán; cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền:

  • Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
  • Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
  • Định hình chương trình phát sóng của mình;
  • Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
Các điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan
Các điều kiện chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan – Nguồn: Luật Thái An

Điều kiện 3: Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Điều kiện 4: Tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

5. Hình thức chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào là hợp pháp?

Theo Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan được quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Các nội dung chính của Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan
Các nội dung chính của Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan – Nguồn: Luật Thái An

 Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

6. Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan

Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan bao gồm bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.

6.1. Bên chuyển nhượng quyền tác giả

Bên chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan.

===>>> Xem thêm:Ai sở hữu quyền liên quan?

===>>> Xem thêm:Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

6.2. Bên được chuyển nhượng quyển tác giả, quyền liên quan

Bên được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là cá nhân, tổ chức được chuyển nhượng các quyền tài sản, khi đó bên được chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu đối với các quyền đó.

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không quy định điều kiện để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan nhưng hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là một loại hợp đồng dân sự. Do đó chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng này cũng phải thoả mãn điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan. Những nội dung này dựa trên các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng tải. Để được tư vấn kịp thời, chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ. 

===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

===>>> Xem thêmThế nào là xâm phạm quyền tác giả ?

7. Dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả luôn được quan tâm bởi các hành vi vi phạm quyền này hiện nay khá phổ biến. Muốn sở hữu quyền tác giả hợp pháp thì cần tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ, cũng như giải quyết tranh chấp là vô cùng cần thiết. Điều này giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, đăng ký quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

===>>> Xem thêm:A-Z về quyền tác giả và quyền liên quan

===>>> Xem thêm: Quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng của hợp đồng

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Bui Linh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói