Bộ luật tố tụng dân sự mới nhất đang có hiệu lực thi hành

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015. Bộ luật tố tụng dân sự này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, thay thế Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Theo đó Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng dân sự theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

1. Giới thiệu chung về Bộ luật tố tụng dân sự 2015

1.1 Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

  • Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
  • Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
  • Trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
  • Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án;
  • Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
  • Thi hành án dân sự;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

1.2 Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

1.3 Bố cục của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 

Bộ luật tố tụng dân sự năm gồm 10 phần, 42 chương, 517 Điều. So với Bộ luật tố tụng dân sự cũ, Bộ luật tố tụng dân sự giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều.

  • Phần thứ nhất: Những quy định chung: Gồm có 11 chương (từ Chương 1 đến Chương 11); 185 điều (từ Điều 1 đến hết Điều 185);
  • Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm: Gồm có 3 chương (từ Chương 12 đến Chương 14); 84 điều (từ Điều 186 đến Điều 269);
  • Phần thứ ba: Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm: Gồm có 3 chương (từ Chương 15 đến Chương 17: Thủ tục xét xử phúc thẩm; có 2 mục và 23 điều (từ Điều 293 đến Điều 315); 46 Điều (từ Điều 270 đến Điều 315);
  • Phần thứ tư: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn: Gồm có 02 chương (từ Chương 18 đến Chương 19; 09 Điều (từ Điều 316 đến Điều 324);
  • Phần thứ năm: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Gồm có 3 chương (từ Chương 20 đến Chương 22); 36 Điều (từ Điều 325 đến Điều 360). 
  • Phần thứ sáu: Thủ tục giải quyết việc dân sự: Gồm có 12 chương (từ Chương 23 đến Chương 43); 62 Điều (từ Điều 361 đến Điều 422);
  • Phần thứ bảy: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài: Gồm có 03 chương (từ Chương 35 đến Chương 37); 41 Điều (từ Điều 423 đến Điều 463);
  • Phần thứ tám: Thủ tục giải quyết vụ việc dân dự có yếu tố nước ngoài: Gồm có 01 chương (Chương 38), 18 điều (từ Điều 464 đến Điều 481);
  • Phần thứ chín: Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án: Gồm có 01 chương (Chương 39), 07 điều (từ Điều 482 đến Điều 488);
  • Phần thứ mười: Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự: Gồm có 02 chương (từ Chương 40 đến Chương 42); 29 Điều (từ Điều 489 đến Điều 517). 

2. Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự

Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối tượng áp dụng của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

  • Được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
  • Được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.
  • Được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
xét xử sơ thẩm
Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định các bước xét xử vụ án. – ảnh minh hoạ: Internet

3. Những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có rất nhiều điểm mới so với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Một vài điểm mới cơ bản có thể kể đến như:

  • Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 );
  • Mở rộng thẩm quyền của Toà án (Chương III từ Điều 26 đến Điều 42) như bổ sung thẩm quyền tương thích với quy định của Luật cạnh tranh, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật lao động..; quy định rõ thẩm quyền Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ nhằm phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
  • Bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ của đương sự. Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự quy định đương sự có 26 quyền và nghĩa vụ chung; theo Điều 71, nguyên đơn ngoài 26 quyền chung có 2 quyền riêng; theo Điều 72 thì bị đơn ngoài 26 quyền chung có 5 quyền riêng; theo Điều 73 thì người có quyền, nghĩa vụ liên quan ngoài 26 quyền chung còn có 3 quyền riêng;
  • Mở rộng các đối tượng được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bộ luật tố tụng dân sự đổi mới căn bản thủ tục cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sang thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Bổ sung thêm các loại chi phí tố tụng khác như: Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, chi phí định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định.
  • Quy định rõ các phương thức tống đạt, các trường hợp áp dụng phương thức tống đạt trực tiếp, niêm yết công khai, thông báo trên phương tiện thông tin; bổ sung thêm các phương thức tống đạt mới;
  • Quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Bổ sung nhiều nội nội dung về thủ tục, trình tự phiên tòa sơ thẩm (Điều 222 – Điều 269); về giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (Điều 316-Điều 324).
  • Sửa đổi, bổ sung thủ tục giám đốc thẩm để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn, tránh việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tràn lan, xét xử vụ án lòng vòng không có điểm dừng (Phần thứ năm, từ Điều 325 – Điều 360).
  • Nhiều quy định về thủ tục giải quyết các yêu cầu, tranh chấp có yếu tố nước ngoài để tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết quốc tế về hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài (từ Điều 423 – Điều 481).

4. Nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

QUỐC HỘI——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Luật số: 92/2015/QH13 Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015

BỘ LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng dân sự.

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự

  1. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
  2. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.
  3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

>>> Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

5. Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật Thái An trong lĩnh vực luật tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự vai trò của các Luật sư là rất quan trọng. Bởi Luật sư sẽ giúp các đương sự hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, vụ việc dân sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự một cách tốt nhất.

Nếu bạn đang trong một vụ án dân sự, vụ việc dân sự, bạn nên lựa chọn dịch vụ tư vấn luật tố tụng dân sự của Công ty Luật Thái An chúng tôi. Tự hào là một trong những Công ty Luật hàng đầu trong lĩnh vực tố tụng dân sự, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau:

  • Nghiên cứu đánh giá vụ án dân sự, vụ việc dân sự;
  • Đưa ra phương án bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng;
  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự;
  • Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết vụ án;
  • Tham gia làm việc tại hòa giải, phiên họp, phiên tòa sơ thầm, phúc thẩm;

>> Xem thêm:

 

  • Nhận uỷ quyền, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong vụ án dân sự, vụ việc dân sự;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về mọi mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các vụ án dân sự, vụ việc dân sự.

….

>>> Xem thêm: Thuê luật sư khởi kiện vụ án dân sự- Những việc Luật sư sẽ làm cho khách hàng

 

Công ty Luật Thái An- Sự lựa chọn pháp lý hoàn hảo dành cho bạn.

Nguyễn Văn Thanh