Thừa kế: Vấn đề lớn của mọi nhà
1. Giới thiệu về thừa kế và di sản thừa kế
Tài sản để lại được gọi là di sản thừa kế.“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” – Điều 612 Bộ luật Dân sự. Di sản thừa kế bao gồm:
- Tài sản cá nhân, tư liệu sản xuất, vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà ở, tài sản được tặng cho hoặc thừa kế, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tiết kiệm gửi tổ chức tín dụng, các thu nhập khác;
- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (sở hữu chung biệt thự, cửa hàng, tầu thuyền…)
- Quyền tài sản: đòi tài sản cho vay (đòi nợ), đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, quyền tác giả…
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…Trong trường hợp di sản để lại là đất đai, nhà ở hoặc các tài sản khác, thì ngoài Bộ luật Dân sự, quan hệ thừa kế tài sản còn được điều chỉnh bởi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Hôn nhân và gia đình để xác định phần di sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản của người chết.
- Quyền thừa kế
- Thời điểm và địa điểm mở thừa kế
- Di sản thừa kế
- Người thừa kế di sản
- Phân chia di sản thừa kế
- Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
- Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
- Quản lý di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản
- Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
- Ai không được quyền hưởng di sản thừa kế
- Thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật
- …
Xem thêm:
2. Các loại thừa kế
Có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc trong trường hợp người chết có di chúc, còn nếu không có di chúc thì di sản được chia theo pháp luật (thừa kế theo pháp luật). Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau đây:
a. Thừa kế theo di chúc:
- Di chúc cần tuân thủ hình thức nào?
- Lập di chúc thế nào là đúng với quy định pháp luật?
- Nội dung chính của bản di chúc bao gồm những gì?
- Việc chỉ định người thừa kế ?
- Ai bị truất quyền hưởng di sản?
- Hiểu thế nào về phần di sản cho từng người thừa kế
- Phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng như thế nào?
- Người thừa kế có những nghĩa vụ gì?
- Quy định pháp luật về người giữ di chúc, người quản lý di sản và người phân chia di sản
- Di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ thế nào?
- Lập di chúc chung của vợ chồng
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ chồng
- Lưu trữ di chúc
- Hiệu lực của di chúc khi nào?
- Thủ tục công bố di chúc thế nào?
- Ai là người giải thích nội dung di chúc?
Xem thêm tại bài viết sau:
b. Thừa kế theo pháp luật:
- Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Người thừa kế theo pháp luật là ai?
- Khi nào xảy ra thừa kế thế vị ?
- Việc thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ hoặc việc thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thế nào?
- Thừa kế khi vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác thế nào?
Chi tiết có tại bài viết:
Thừa kế theo pháp luật – những điều quan trọng không thể bỏ qua !
3. Quy trình thừa kế
- Xác định thời điểm mở thừa kế: Di sản có thể được phân chia từ thời điểm người để lại di sản qua đời.
- Xác minh di chúc: Kiểm tra tính hợp pháp của di chúc (nếu có), bao gồm nội dung và hình thức theo quy định pháp luật.
- Xác định người thừa kế: Dựa trên di chúc hoặc theo quy định pháp luật nếu không có di chúc.
- Chuẩn bị hồ sơ thừa kế: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như giấy chứng tử, di chúc, giấy tờ tài sản, hồ sơ nhân thân…
- Nộp hồ sơ thừa kế: Việc nộp hồ sơ được tiến hành tại tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo tính pháp lý.
- Niêm yết thông báo thừa kế: Niêm yết thông báo về thừa kế tại UBND xã/phường nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
- Khai nhận và phân chia di sản: Các đồng thừa kế (các bên) thỏa thuận và ký văn bản thừa kế hoặc yêu cầu Tòa án phân chia di sản.
- Sang tên tài sản: Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu cho tài sản thừa kế mà theo quy định phải đăng ký.
Quy trình thừa kế này giúp đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong việc phân chia di sản/khai nhận di sản thừa kế.
Xem thêm:
- Xác định quyền thừa kế: Kiểm tra tính hợp pháp của người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Xác minh tính hợp pháp của di chúc: Xem xét nội dung, hình thức, điều kiện lập di chúc có phù hợp với quy định pháp luật hay không.
- Giải quyết tranh chấp phân chia di sản: Xử lý mâu thuẫn về việc chia tài sản giữa các đồng thừa kế, đảm bảo sự công bằng và đúng quy định.
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thừa kế: Làm rõ tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế như đất đai, nhà ở, ô-tô, xe máy, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, các đối tượng sở hữu công nghiệp….
- Hòa giải, đàm phán giữa các bên: Ưu tiên giải pháp hòa giải trước khi đưa vụ việc ra tòa án.
- Khởi kiện ra tòa án: Khi hòa giải không thành, tiến hành khởi kiện để tòa án phân xử.
- Thi hành án: Giám sát quá trình thi hành quyết định hoặc bản án có hiệu lực của tòa án.
Những nội dung này đảm bảo tranh chấp thừa kế được giải quyết đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
Xem thêm:
4. Các vấn đề pháp lý thường gặp trong thừa kế
a. Các vấn đề pháp lý hóc búa về thừa kế:
- Phân chia di sản thừa kế: Khi không có di chúc hoặc di chúc không rõ ràng, việc chia di sản theo pháp luật thường gặp khó khăn, đặc biệt khi có nhiều người thừa kế. Xung đột về tỉ lệ phân chia tài sản giữa các đồng thừa kế là tình huống phổ biến.
- Khai nhận di sản thừa kế: Quá trình khai nhận thừa kế đòi hỏi tuân thủ các thủ tục pháp lý như thu thập đầy đủ giấy tờ liên quan, niêm yết thông báo về thừa kế và công chứng, Nếu có tranh chấp, quá trình này có thể kéo dài và phức tạp.
- Giải quyết tranh chấp thừa kế: Các tranh chấp thường liên quan đến quyền thừa kế, tính hợp pháp của di chúc, hoặc cách thức phân chia di sản. Tranh chấp có thể dẫn đến kiện tụng, kéo dài thời gian giải quyết và làm tổn hại mối sâu sắc đến quan hệ gia đình.
- Thừa kế có yếu tố nước ngoài: Khi di sản là bất động sản liên quan đến người thừa kế ở nước ngoài hoặc người nước ngoài, các quy định pháp lý đặc biệt về quyền sở hữu, hạn chế sử dụng bất động sản cần được lưu ý. Quy trình pháp lý phức tạp hơn do liên quan đến luật pháp quốc tế và yêu cầu tuân thủ quy định của cả hai nước.
- Quản lý và bảo quản tài sản thừa kế: Trước khi phân chia, việc bảo quản tài sản thừa kế cũng là một vấn đề cần chú trọng để tránh thất thoát giá trị tài sản.
Những vấn đề pháp lý này đòi hỏi sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
b. Ngăn ngừa rủi ro pháp lý liên quan đến thừa kế:
- Lập di chúc hợp pháp và rõ ràng: Đảm bảo di chúc tuân thủ đúng quy định pháp luật, có công chứng hoặc chứng thực và nội dung di chúc cần minh bạch.
- Cập nhật thường xuyên di chúc: Điều chỉnh di chúc kịp thời khi có thay đổi về tình hình tài sản hoặc quan hệ thừa kế.
- Xác minh quyền sở hữu tài sản thừa kế: Kiểm tra đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bất động sản, tài sản trước khi phân chia di sản thừa kế.
- Thương lượng và hòa giải sớm: Ưu tiên thương lượng, hòa giải để tránh kéo dài tranh chấp thừa kế, giảm mâu thuẫn trong gia đình.
- Tư vấn pháp lý chuyên nghiệp: Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn xuyên suốt quá trình lập di chúc, khai nhận thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế.
- Quản lý tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài: Hiểu rõ quy định về quyền sở hữu và sử dụng bất động sản của người nước ngoài để tránh rủi ro pháp lý.
Những biện pháp này giúp đảm bảo quá trình thừa kế diễn ra suôn sẻ và hợp pháp.
5. Kết luận về thừa kế
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024