Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi đó việc lựa chọn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay doanh nghiệp giải thể sẽ phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.

Để tạo hành lang pháp lý an toàn giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với tình hình kinh doanh của mình, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

1. Cơ sở pháp lý quy định doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể

Cơ sở pháp lý quy định doanh nghiệp tạm ngừng, doanh nghiệp giải thể là:

2. Khái quát về Doanh nghiêp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể

Căn cứ Khoản 1, Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể hiểu ‏‏doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định và không chấm dứt tư cách pháp nhân. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế, đóng thuế. Khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, không được thuê mướn lao động.

‏Căn cứ Khoản 6, Điều 41, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp giải thể là tình trạng doanh nghiệp chấm dứt tư cách pháp nhân cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Tất cả các nghĩa vụ tài chính về thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội, các khoản vay… doanh nghiệp phải hoàn thành trước khi giải thể.

»»»Xem thêm:

3. Phân biệt doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể

Tiêu chí Doanh nghiệp tạm ngừng Doanh nghiệp giải thể
Bản chất pháp lý Là doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.

 

Là sự chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp sau khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

 

Điều kiện thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ cần nộp thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày kể từ bắt đầu tạm ngừng kinh doanh (Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

 

 

 

 

Doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài (Điều 207, Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020)

 

Thủ tục

Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 – Bước 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)

– Bước 2: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp.

Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.

Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Bước 5: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;

Bước 6: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán.

 

Thời gian thực hiện thủ tục 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Ít nhất 180 ngày kể từ ngày gửi quyết định giải thể
Hậu quả pháp lý

Không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động bình thường.

Trong thời hạn ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có quy định khác.

Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng mã số thuế của doanh nghiệp

Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính Doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế và các khoản chi khác Doanh nghiệp phải trả các khoản nợ lương, thuế, bảo hiểm xã hội và nghĩa vụ tài chính khác

 

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể
Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp đơn giản hơn thủ tục giải thể- Minh họa: nguồn internet

4. Ưu điểm của doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động so với doanh nghiệp giải thể

So với việc giải thể doanh nghiệp, thì doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sẽ có những ưu điểm như sau:

  • Giữ được thâm niên, tên tuổi hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường;
  • Thủ tục tạm ngừng kinh doanh thực hiện đơn giản hơn so với giải thể doanh nghiệp
  • Giữ được giá trị pháp lý của thương hiệu, bằng sáng chế, nhãn hiệu…
  • Không cần thực hiện các thủ tục quyết toán thuế phức tạp và mất nhiều thời gian, chi phí.
  • Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải kê khai thuế, nộp thuế, báo cáo tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.  Đồng thời, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn đang gặp phải, có thể là các vấn đề về tài chính hoặc là định hướng chiến lược. Để sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đưa ra được định hướng mới và trở lại hoạt động tốt hơn
  • Doanh nghiệp sẽ tái hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc bất cứ thời điểm nào mà doanh nghiệp cảm thấy phù hợp và chủ doanh nghiệp có thể bán doanh nghiệp, chuyển nhượng doanh nghiệp sau thời hạn tạm ngừng.

5. Doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng hoạt động hay giải thể

Việc doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng hoạt động hay giải thể sẽ phụ thuộc vào tình hình hiện tại của mỗi doanh nghiệp.

5.1 Doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng hoạt động khi:

  •  Doanh nghiệp vẫn đủ khả năng tài chính cho việc kinh doanh trở lại.
  • Doanh nghiệp có ý định tái cơ cấu, hoạch định lại các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
  • Khi doanh nghiệp có số lượng lao động ít hoặc không thuê lao động thì nên tạm ngừng hoạt động . Sở dĩ, do việc tạm ngừng kinh doanh dài sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có thu nhập rồi xin nghỉ việc , vì vậy những công ty có nhiều lao động nên cân nhắc có nên tạm ngừng kinh doanh hay không?

5.2 Doanh nghiệp nên chọn giải thể khi:

  • Tình hình kinh doanh thua lỗ nặng nề. Doanh nghiệp nhận thấy không còn khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp có nhiều lao động, không còn khả năng thanh toán BHXH, tiền lương cho NLĐ, các chi phí khác.

6. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể

Nếu bạn muốn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay doanh nghiệp giải thể một cách nhanh chóng và chính xác thì nhất định phải đến với dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể của Công ty Luật Thái An chúng tôi. 

Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể như sau:

  • Tư vấn miễn phí trước khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể
  • Tư vấn soạn hồ sơ, thực hiện thủ tục doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế khi doanh nghiệp tạm ngừng hoat động, doanh nghiệp giải thể
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp
  • Tư vấn các công việc có liên quan sau khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể.

Công ty Luật Thái An- Đơn vị cung cấp các giải pháp pháp lý hàng đầu dành cho doanh nghiệp.

Nguyễn Văn Thanh