Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan tới chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại, đúc kết từ rất nhiều vụ việc soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng mỗi năm. Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này với bạn đọc trong bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Cơ sở pháp lý điều chỉnh chế tài phạt vi phạm hợp đồng là Luật thương mại 2005.
2. Thế nào là chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Phạt vi phạm trong tranh chấp hợp đồng thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
Hợp đồng thương mại là hợp đồng mà ít nhất một trong các bên là thương nhân.
3. Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Bạn có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại khi có hành vi vi phạm hợp đồng và khi có thỏa thuận của các bên về chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
4. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình bên vi phạm phải chịu mức phạt không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

5. Thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm hợp đồng bị vô hiệu khi nào?
Nếu các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng lớn hơn 8% (mức phạt vi phạm được luật quy định) thì thỏa thuận phạt vi phạm không bị vô hiệu toàn bộ mà chỉ chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vượt quá 8% còn điều khoản phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn có hiệu lực. Trong trường hợp này có thể áp dụng mức tối đa 8% yêu cầu của bên bị vi phạm, phần vượt quá không được chấp nhận (hiện tại không có quy định nào thể hiện nội dung này mà kết luận đưa ra dựa trên thực tế quan điểm được chấp thuận trong các vụ giải quyết tại Tòa án).
6. So sánh chế tài phạt vi phạm với chế tài bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm | Bồi thường thiệt hại | |
Căn cứ phát sinh | – Có thỏa thuận;
– Có hành vi vi phạm hợp đồng |
– Có hành vi vi phạm hợp đồng |
Giá trị bồi thường | Căn cứ vào mức phạt vi phạm, nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ vi phạm | Bao gồm giá trị tổn thất trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đãng lẽ được hưởng |
Thực hiện chế tài | Theo hợp đồng | Bên bị vi phạm phải chứng minh tổn thất và đã thực hiện hành động hạn chế tổn thất |
Mục đích áp dụng | Ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng | Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên |
7. So sánh chế tài phạt vi phạm trong Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự
Luật thương mại | Bộ luật dân sự | |
Đối tượng áp dụng | Quan hệ được Luật Thương mại điều chỉnh: hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác | Quan hệ dân sự |
Mức phạt vi phạm | Không quá 8% giá trị phần nghĩ vụ hợp đồng vi phạm | Do các bên thỏa thuận |
Quan hệ với chế tài bồi thường thiệt hại | – Không có thỏa thuận phạt vi phạm thì chỉ có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Có thỏa thuận phạt vi phạm thì có thể áp dụng cả hai chế tài. |
– Có thể chỉ thỏa thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm;
– Có thể thỏa thuận áp dụng đồng thời hai chế tài; – Có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm. |
Bạn có thể tìm hiểu một cách toàn diện các chế tài trong thương mại tại các bài viết của chúng tôi – hãy nhấp vào bài viết dưới đây để biết chi tiết:
- Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Chế tài phạt vi phạm
- Chế tài bồi thường thiệt hại
- Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
- Chế tài hủy bỏ hợp đồng
Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì có thể gọi điện tới Tổng đài tư vấn của chúng tôi.
Nếu cần thiết phải đưa vụ việc tranh chấp thương mại ra tòa thì bạn có thể xem bài viết Dịch vụ tố tụng, khiếu kiện của chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Thủ tục bổ sung ngành nghề hợp tác xã - 08/05/2022
- Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở hợp tác xã - 03/05/2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt - 29/04/2022
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.