Vay tiền hay vay vốn là một hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp. Có thể nói, nền kinh tế phát triển một phần nhờ sự hiệu quả của hoạt động vay, do đó hợp đồng vay được sử dụng phổ biến. Công ty Luật Thái An xin chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm khi soạn thảo Hợp đồng vay tiền/hợp đồng cho vay tiền với bạn đọc trong bài viết dưới đây.
1. Thế nào là hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền?
Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản một cách tạm thời. Trong đó, bên vay chỉ có quyền định đoạt đối với tài sản trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận của các bên tại hợp đồng. Khi hết thời hạn này, bên vay phải trả lại tài sản cùng loại theo đúng chất lượng, số lượng cho bên cho vay.
Loại hợp đồng này rất phổ biến bởi chủ thể vay tiền/cho vay tiền rất đa dạng, có thể là hợp đồng vay tiền ngân hàng, hợp đồng vay vốn doanh nghiệp, hợp đồng vay tiền cá nhân…
2. Hình thức của hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Pháp luật không quy định là hợp đồng vay tiền phải được lập bằng văn bản. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro tranh chấp thì một văn bản hợp đồng chặt chẽ là là ưu tiên hàng đầu.
Nếu là hợp đồng tín dụng mà bên cho vay là ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì bắt buộc phải có hợp đồng (thường do bên cho vay soạn thảo).
Pháp luật cũng không quy định hợp đồng vay tiền phải được công chứng, chứng thực. Nhưng nếu các bên trong hợp đồng đều là cá nhân thì hợp đồng nên được công chứng, chứng thực để thuận lợi hơn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tại cơ quan tài phán.
3. Ngôn ngữ của hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền phải được lập bằng tiếng Việt, hoặc bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nếu sử dụng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì hợp đồng cần quy định thứ tiếng nào ưu tiên hơn khi có sự khác biệt trong diễn đạt bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, vì các lý do sau:
Khi thực hiện các thủ tục hành chính mà cần phải nộp hợp đồng thì hợp đồng vay tiền phải bằng tiếng Việt do các cơ quan nhà nước Việt Nam sử dụng tiếng Việt.
Khi có tranh chấp hợp đồng và các bên yêu cầu Toà án giải quyết thì hợp đồng vay tiền bằng tiếng Việt sẽ thuận lợi hơn nhiều do Toà án làm việc bằng tiếng Việt.
4. Có những rủi ro tranh chấp nào từ hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền?
Hợp đồng vay tiền tiềm ẩn các rủi ro tranh chấp thông thường cũng như những tranh chấp đặc thù. Đó là các tranh chấp sau:
Rủi ro hợp đồng vô hiệu có thể đến từ chủ thể ký kết hợp đồng và đối tượng hợp đồng (nếu cho vay bằng ngoại tệ)
Tranh chấp về việc áp dụng biện pháp thu hồi nợ
Tranh chấp do có hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền nhưng không có giấy giao nhận tiền
Tranh chấp phát sinh khi bên vay chậm trả nợ
Tranh chấp về lãi suất cho vay
Tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm khoản vay
Tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Để phòng ngừa các rủi ro và tranh chấp trên, bạn hãy đọc bài viết này:
Để phòng tránh và ngăn ngừa các rủi ro tranh chấp, cần đảm bảo soạn thảo hợp đồng đại lý chặt chẽ. Chúng tôi xin trình bầy dưới đây:
5. Nội dung của hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Một số điều khoản cơ bản của hợp đồng vay như sau:
Số tiền vay
Thời hạn vay
Mục đích vay
Lãi suất vay trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Các biện pháp đảm bảo hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Các trường hợp thu nợ trước hạn đối với hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau đây:
a. Các bên trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Các bên trong hợp đồng vay tiền có thể là cá nhân và/hoặc pháp nhân:
Nếu một hoặc các bên là pháp nhân thì hợp đồng cần có các thông tin cơ bản sau:
Tên pháp nhân
Giấy chứng nhận đăng ký / Giấy phép hoạt động
Mã số thuế
Địa chỉ trụ sở chính
Điện thoại, Email
Người đại diện ký hợp đồng: là người đại diện theo pháp luật (theo quy định tại Điều lệ hoạt động) hoặc người đại diện theo uỷ quyền. Nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần đảm bảo là giấy uỷ quyền hợp lệ được cung cấp
Nếu điều lệ của pháp nhân quy định việc giao kết hợp đồng (thường với giá trị lớn) cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nội bộ (như hội đồng thành viên trong công ty TNHH hay đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị trong công ty cổ phần) thì việc giao kết hợp đồng vay tiền cũng cũng cần được chấp thuận như vậy.
Lưu ý quan trọng: Hợp đồng vay tiền sẽ không có hiệu lực nếu các bên (hoặc người đại diện của các bên) không có thẩm quyền giao kết hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu và hậu quả là các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải bồi thường.
Nếu một hoặc các bên là cá nhân thì hợp đồng cần có các thông tin cơ bản sau:
Họ tên
Ngày tháng năm sinh
Giới tính
Căn cước công dân
Địa chỉ
Điện thoại
Khi một bên là cá nhân trong hợp đồng thì cần đảm bảo cá nhân đó là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu không thì hợp đồng có thể bị vô hiệu. Lưu ý các trường hợp sau:
Nếu một hoặc các bên trong hợp đồng vay tiền là người bị mất hành vi dân sự (mắc bệnh tâm thần, mất trí, người sống thực vật…), bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện, người thiểu năng trí tuệ…), thì ký hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp.
Nếu một hoặc các bên trong hợp đồng vay tiền là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc ký hợp đồng phải thực hiện bởi người đại diện hợp pháp
Một người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thực hiện hợp đồng bằng tài sản riêng của mình thì mới đủ năng lực ký kết hợp đồng.
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về số tiền vay nên các bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận về nội dung này. Nếu các bên trong hợp đồng đều là cá nhân, tổ chức Việt Nam thì số tiền vay phải là Đồng Việt Nam, căn cứ Điều 3, Thông tư 32/2013/TT-NHNN. Nếu số tiền vay là ngoại tệ thì hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật và sẽ bị tuyên vô hiệu: các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường.
c. Thời hạn hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Hợp đồng vay tiền cần quy định rõ thời hạn vay: ngày bắt đầu và ngày kết thúc hợp đồng. Nếu sau ngày kết thúc hợp đồng bên vay không trả lại tiền cho bên cho vay thì vi phạm hợp đồng kể từ ngày đó. Lãi chậm trả cũng sẽ áp dụng kể từ ngày bên vay vi phạm (quy định chi tiết tại mục lãi chậm trả trình bầy sau đây).
d. Mục đích vay tiền
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích, căn cứ điều 467 Bộ luật dân sự 2015.
đ. Về lãi suất vay trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Quy định của pháp luật về lãi suất vay:
Căn cứ điều 468 Bộ Luật dân sự 2015, lãi suất được quy định như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, ức lãi suất vay các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Trường hợp các bên thỏa thuận mức lãi suất vay lớn hơn 20%/năm thì mức lãi này không có hiệu lực và các bên sẽ phải áp dụng mức lãi suất luật định.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi suất nhưng không thỏa thuận về mức lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất luật định (tức 10%/năm).
Lưu ý quan trọng về vi phạm lãi suất vay:
Xử phạt hành chính nếu vi phạm quy định về lãi suất vay trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền:
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình):
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”
Như vậy, khi lãi suất vay cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm vay thì bên cho vay sẽ bị phạt tiền từ 5 – 15 triệu đồng.
Nếu lãi suất vay/cho vay cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất quy định thì bên cho vay còn phải chịu trách nhiệm hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy sau đây:
Chịu trách nhiệm hình sự nếu lãi suất vay trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền gấp 5 lần lãi suất quy định:
Điều 201 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu lãi suất cho vay gấp 5 lần trở lên so với lãi suất quy định (từ 100% trở lên) thì người cho vay có thể bị phạt tù và phạt tiền như nêu trên.
e. Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Bên vay phải trả lãi trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ.
Việc trả lãi suất chậm trả được thực hiện như sau: Bên vay phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Nếu chậm trả, còn phải trả lãi đối với phần chậm trả.
d. Các biện pháp đảm bảo hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Bất kì hợp đồng vay tài sản, vay tiền đều có thể kèm theo một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau. Phổ biến thường áp dụng trong hợp đồng vay là có ba biện pháp như: Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh…Biện pháp bảo đảm tiền vay được quy định trong hợp đồng vay tiền và đồng thời có thể được thể hiện bằng một hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản:
Trường hợp cầm cố tài sản: bên cầm cố sẽ giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố
Trường hợp thế chấp tài sản: bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng với bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp hoặc bên thứ ba quản lý, không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp (Điều 317 Bộ luật dân sự 2015)
Họp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ của họp đồng tín dụng. Hợp đồng bảo đảm có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng đối với những điều khoản về bên được bảo đảm, bên nhận bảo đảm, phạm vi bảo đảm, thời hạn bảo đảm.
đ. Các trường hợp thu nợ trước hạn đối với hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Các bên tự thỏa thuận về các trường hợp được thu nợ trước hạn trong hợp đồng.
Các bên có thể thoả thuận theo đó Bên cho vay có quyền thu hồi nợ trước hạn với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của Bên vay trong các trường hợp sau:
Bên vay hoặc Bên bảo đảm vi phạm hợp đồng vay, hợp đồng bảo đảm và các tài liệu khác kèm theo;
Bên vay hoặc Bên bảo đảm cung cấp thông tin sai sự thật;
Bên vay hoặc Bên bảo đảm là cá nhân chết mà không có người thừa kế được Bên cho vay chấp nhận;
Tài sản bảo đảm bị giảm giá trị do Bên cho vay xác định;
Những thay đổi khác về tài sản đảm bảo dẫn đến nguy cơ không xử lý, quản lý được tài sản bảo đảm theo nhận định của Bên cho vay;
Theo yêu cầu hoặc nhằm tuân thủ bất kỳ phán quyết, quyết định, chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bất kỳ văn bản, quy định pháp luật nào;
Có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Bên vay;
Các trường hợp khác theo quy định pháp luật .
e. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
Giao tiền cho bên vay theo đúng phương thức đã thỏa thuận vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.
Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
f. Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay.
Thỏa thuận về trách nhiệm trả lãi nếu đến thời hạn thanh toán chưa trả đủ khoản vay.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận
g. Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền
Khoản 2 điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo điều 156 Bộ luật dân sự 2015:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy là nếu các bên không có thoả thuân khác trong hợp đồng thì nếu xẩy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm.
Để bảo vệ quyền lợi của một bên, luật sư sẽ soạn điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng theo hướng thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm do bất khả kháng, thí dụ: hợp đồng có thể quy định KHÔNG áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng và khi phát sinh sự kiện bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng không được miễn trừ trách nhiệm.
h. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền:
Điều khoản luật áp dụng và giải quyết tranh chấp có tính chất tiêu chuẩn trong hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo và đàm phán hợp đồng, đôi khi các bên không để ý tới điều khoản này. Nhưng khi phát sinh tranh chấp, điều khoản này có ảnh hưởng lớn đến cách thức giải quyết tranh chấp. Quy định không rõ ràng có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý bất lợi đối với một hoặc các bên trong hợp đồng.
Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng sẽ xác định cơ quan xét xử và thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng vay tiền có thể được giải quyết bởi tại tòa án và trọng tài Việt Nam, tòa án và trọng tài nước ngoài.
Đặc biệt, đối với hợp đồng vay tiền có yếu tố nước ngoài (thí dụ: bên vay hoặc bên cho vay là người nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn nước ngoài) thì các bên có thể lựa chọn pháp luật nước ngoài điều chỉnh hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài. Nhưng việc lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp nào lại vô cùng quan trọng: nó có thể rất rủi ro với một bên trong hợp đồng.
Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp là quan trọng do nó sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại, chi phí kiện tụng và chi phí thuê luật sư khi theo kiện. Do vậy, bạn cần đảm bảo là hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền quy định áp dụng pháp luật Việt Nam và Toà án có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
6. Mẫu hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền:
Luật Thái An xin đưa ra mẫu hợp đồng vay để bạn đọc hình dùng và tham khảo. Việc sử dụng mẫu hợp đồng vay không thể tuỳ tiện do bạn chưa lường hết được rủi ro và tranh chấp từ giao dịch. Lời khuyên là bạn nên xin tư vấn của luật sư. Việc soạn hợp đồng cho bên vay hay bên cho vay sẽ quyết định cách xây dựng các điều khoản trong hợp đồng.
Hợp đồng vay tiền / hợp đồng cho vay tiền rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng.
Có một sự thật là không ít doanh nghiệp nước ta phó thác cho nhân viên văn phòng, kế toán soạn thảo những hợp đồng theo mẫu tìm kiếm trên mạng để tiết kiệm chi phí sử dụng dịch vụ luật sư. Thế nên, đa phần họ thường ký những hợp đồng dịch vụ đầy rủi ro pháp lý, phát sinh tranh chấp !!!
chấp đặc thù. Đó là các tranh chấp sau:
7. Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng vay tiền
Công ty Luật Thái An cam kết đem đến chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Luật sư sẽ thực hiện những công việc sau trong phạm vi dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng vay tiền:
Nghiên cứu về lĩnh vực, điều kiện, sản phẩm, dịch vụ mà Hợp đồng điều chỉnh
Xác định hình thức, nội dung hợp đồng để phù hợp với quy định của pháp luật
Xác định tư cách chủ thể hợp đồng để hợp đồng không bị vô hiệu
Xây dựng các điều khoản cần phải có trong hợp đồng; Bảo đảm các điều khoản được soạn thảo một cách chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và có lợi nhất cho khách hàng, với mục đính là:
giảm thiểu rủi ro do một bên hoặc các bên không thực hiện cam kết theo hợp đồng
giảm thiểu rủi ro về các trường hợp bất khả kháng
giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất nếu nó xẩy ra
Tiếp thu ý kiến hoặc tiếp nhận thông tin bổ sung từ khách hàng (hoặc đối tác của khách hàng)
Thẩm định những ý kiến đóng góp của khách hàng hoặc đối tác của khách hàng
Cân bằng lợi ích của các bên (trường hợp đối tác bổ sung ý kiến bất lợi cho khách hàng)
Luật sư Thái An tư vấn, soạn thảo hợp đồng vay tiền theo các chuẩn mực sau:
dựa trên yêu cầu cụ thể của từng khách hàng
dựa trên bối cảnh cụ thể của từng khách hàng
phù hợp với các quy định của pháp luật
sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích, chính xác
Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các dịch vụ gia tăng khác như:
Tư vấn đàm phán hợp đồng
Tư vấn rà soát hợp đồng
Tư vấn thực hiện hợp đồng
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng nhiều phương thức:
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)