Ngành nghề đầu tư kinh doanh – Lựa chọn thế nào để hợp pháp

Việc lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh phù hợp là việc làm có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp/nhà đầu tư. Nhưng có phải ngành nghề nào doanh nghiệp/nhà đầu tư cũng được quyền lựa chọn để đầu tư kinh doanh không ? Để có câu trả lời cho câu hỏi này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Cơ sở pháp lý quy định ngành nghề đầu tư kinh doanh

Cơ sở pháp lý quy định ngành nghề đầu tư kinh doanh là các văn bản sau:

2. Quyền lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm

Như vậy, các doanh nghiệp/nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh theo nhu cầu của mình. Và hiện nay việc lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Cần lưu ý các nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh sau:

  • Nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường
  • Nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với tất cả các nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài)
  • Nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh bị cấm đối với tất cả các nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài)
  • Nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh bị cấm đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh ưu đãi đầu tư

3. Ngành nghề đầu tư kinh doanh bị pháp luật cấm

Doanh nghiệp không được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, bởi nếu như các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngành nghề đầu tư kinh doanh bị cấm được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
  •  Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Lưu ý: Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm chứa các chất ma tuý, hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:

  • Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;
  • Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;
  • Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).

Xem thêm:

Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh là gì ?

4. Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

4.1 Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm những ngành nghề nào? 

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 thì “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Hiện nay Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, theo đó có  227 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Một số điều kiện điển hình đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có thể kể đến như điều kiện về vốn pháp định, ký quỹ, Giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng…

Ví dụ: Doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề Cung ứng và quản lý nguồn lao động thì cần có vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng và khi hoạt động doanh nghiệp phải được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động theo quy định.

Đối với ngành nghề Sản xuất mỹ phẩm phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm…

Do vậy khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư phải chú ý ngành nghề đó có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? các điều kiện đó là gì? cần đáp ứng đủ điều kiện mới được phép kinh doanh ngành nghề đó….

Xem thêm:

Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

4.2 Cần lưu ý gì khi lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Khi lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong quá trình thành lập doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, bên cạnh việc ghi mã ngành, tên ngành nghề đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi chi tiết văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh đó, tránh trường hợp bị ra Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ,

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngành nghề đó. Khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy đăng ký doanh nghiệp do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp, thì bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con thì doanh nghiệp mới được hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề đó.

các ngành nghề đầu tư kinh doanh
Cần đăng ký ngành nghề đầu tư kinh doanh khi tham gia đầu tư. – ảnh minh hoạ: internet

5. Ngành nghề đầu tư kinh doanh được ưu đãi đầu tư

Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh được ưu đãi đầu tư năm 2023 được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Theo đó các ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và ngành nghề ưu đãi đầu tư như các ngành nghề thuộc nhóm ngành  công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, văn hoá, xã hội, thể thao y tế…..

Xem thêm:

Các ưu đãi đầu tư mới nhất theo Luật Đầu tư 2020

6. Ngành nghề đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài 

Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường có những ngành nghề Nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường, hoặc Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

6.1 Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài 

Khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các ngành nghề này được liệt kê tại Mục A, Phụ Lục I Nghị định 31/2020/NĐ-CP, gồm, 25 ngành, nghề, ví dụ như Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.;Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức; Đánh bắt hoặc khai thác hải sản; Dịch vụ điều tra và an ninh……

6.2 Ngành, nghề được tiếp cận thị trường có điều đối với nhà đầu tư nước ngoài 

Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Theo Mục B, Phụ Lục I Nghị định 31/2020/NĐ-CPcó liệt kê về ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 59 ngành nghề.

Ví dụ như Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình; Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh; Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình; Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán; Dịch vụ bưu chính, viễn thông…..

Xem thêm:

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài

7. Ngành nghề đầu tư kinh doanh chính

Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký. Ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.

Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh chính giúp đối tác, khách hàng nhận biết nhanh chóng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thật sự cân nhắc kỹ lưỡng ngành nghề đầu tư kinh doanh chính của mình.

Lưu ý: Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nghề đầu tư kinh doanh nhưng chỉ được lựa chọn một ngành nghề làm ngành nghề chính.

Tuy vậy, doanh nghiệp cũng không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì khi đăng ký quá nhiều ngành nghề sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực doanh nghiệp được phép hoạt động, dễ dẫn đến sai phạm. Khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. Việc này rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức.

8. Dịch vụ tư vấn ngành nghề đầu tư kinh doanh 

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất cả các doanh nghiệp/nhà đầu tư đều mong muốn ngành nghề đầu tư kinh doanh của mình phát triển ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh như thế nào cho đúng thì không phải là điều đơn giản.

Với bề dày hàng chục năm kinh nghiệm trong việc tư vấn ngành nghề đầu tư kinh doanh, tư vấn pháp luật doanh nghiệp đến với dịch vụ tư vấn của Công ty Luật Thái An chúng tôi, chắc chắn Quý khách hàng sẽ hài lòng. Luật Thái An chúng tôi sẽ giúp Quý khách hàng lựa chọn được những ngành nghề đầu tư kinh doanh phù hợp với nhu cầu và phù hợp với các quy định của pháp luật chung và quy định pháp luật chuyên ngành mỗi lĩnh vực để việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và sử dụng dịch vụ.

Xem thêm:

Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài: 10 nội dung quan trọng

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp nhanh, gọn

Nguyễn Văn Thanh