Ngày nay, cùng với việc số lượng các vụ ly hôn diễn ra ngày càng nhiều thì cũng kéo theo sự phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án, đặc biệt là khi có những nhân tố làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Một trong số đó là việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy nên, trong bài viết này, Công ty Luật Thái An sẽ làm rõ các căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án ly hôn và hệ quả của nó.
1.Cơ sở pháp lý của vấn đề tạm đình chỉ vụ án ly hôn
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề tạm đình chỉ vụ án ly hôn là các văn bản pháp lý sau đây:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Luật Phá sản năm 2014;
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
2. Tạm đình chỉ vụ án ly hôn là gì?
Tạm đình chỉ vụ án ly hôn có thể hiểu là việc Tòa án tạm ngừng việc giải quyết vụ án ly hôn khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật, mà việc tiếp tục các thủ tục để giải quyết vụ án có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự; hoặc việc giải quyết vụ án có thể không được toàn diện.
3. Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án ly hôn
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong 08 căn cứ sau đây:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTDS.
- Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
- Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
- Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
- Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản như sau:
“Điều 41. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện như sau:
- Cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động. Việc tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tòa án nhân dân, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại.
Tòa án nhân dân phải tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính;
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì xử lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.”
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ vụ án ly hôn, Tòa án phải gửi quyết định tạm đình chỉ vụ án ly hôn cho:
- Đương sự,
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
- Viện kiểm sát cùng cấp.
===>>> Xem thêm:Đình chỉ vụ án ly hôn khi nào?
4. Hậu quả của việc tạm đình chỉ vụ án ly hôn thế nào?
Căn cứ Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nói chung, vụ án ly hôn nói riêng như sau:
Điều 215. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
- Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
- Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
-
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
5. Chủ thể có quyền yêu cầu tạm đình chỉ vụ án ly hôn
- Theo khoản 18 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết.
- Theo khoản 6 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; thì luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết.
- Theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; thì luật sư là người đại diện của đương sự mà được đương sự ủy toàn bộ quyền; hoặc ủy quyền đề nghị tòa án tạm đình chỉ thì lúc này; luật sư với tư cách là người đại diện theo ủy quyền sẽ có quyền đề nghị tòa án tạm đình chỉ giải quyết.
- Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ tạm đình chỉ được quy định tại Điều 214; để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
6. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án ly hôn
Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nói chung, vụ án ly hôn nói riêng như sau:
- Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
- Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
===>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Trên đây là những quy định của pháp luật về việc tạm đình chỉ vụ án ly hôn. Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, các quy định của pháp luật liên quan có thể có thay đổi. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ kịp thời tất cả các yêu cầu của khách hàng.
===>>> Xem thêm:A-Z về chia tài sản khi ly hôn: Tư vấn của Luật Thái An
===>>> Xem thêm:Thủ tục ly hôn đơn phương
7. Dịch vụ Tư vấn ly hôn của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn và một lựa chọn khôn ngoan trong thời điểm hiện tại và tương lai. Điều này là bởi Luật sư sẽ bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của khách hàng trên 3 phương diện quan trọng của bất kỳ vụ việc ly hôn nào: giải quyết vấn đề nhân thân (tức là giải quyết việc chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa giữa các bên); Chia tài sản chung; Việc giao nuôi con chung và nghĩa vụ cấp dưỡng của bên không trực tiếp nuôi con.
Luật sư của chúng tôi sẽ tận tâm tư vấn, hướng dẫn cũng như thực hiện các thủ tục để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi ly hôn tại Tòa án.
===>>> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ ly hôn
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.