Tổng hợp các quy định về lương bạn cần biết !

Quy định về lương đóng vai trò quan trọng trong việc xác định năng lực làm việc và duy trì sự ổn định trong môi trường làm việc. Là một phần không thể thiếu của chính sách nhân sự, hệ thống quy định về lương không chỉ ảnh hưởng đến sự nỗ lực của người lao động mà còn định hình động lực lao động và hiệu suất của chính tổ chức đó.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng biến động và đa dạng, việc thiết lập và duy trì các nguyên tắc quy định về lương là điều kiện cần để doanh nghiệp đạt được sự cạnh tranh và phát triển bền vững. Bài viết này sẽ cho người đọc cái nhìn khái quát về một số quy định quan trọng liên quan đến chế độ tiền lương hiện nay.

1. Căn cứ pháp lý quy định về lương

2. Khái niệm về tiền lương

Căn cứ vào điều 90 bộ luật lao động 2019:

  • Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy ta có thể hiểu tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và mức tiền lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn lương tối thiểu.

3. Mức lương tối thiểu

Căn cứ vào điều 91 bộ luật lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Ví dụ: Một người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, chẳng hạn như công nhân vệ sinh, công nhân bốc vác, công nhân may,… với mức lương tối thiểu vùng II là 4.160.000 đồng/tháng. Nếu mức lương tối thiểu vùng II là 3.250.000 đồng/tháng, thì người lao động chỉ nhận được 810.000 đồng/tháng. Với mức lương này, người lao động khó có thể trang trải được các chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn uống, nhà ở, điện nước,… cho bản thân và gia đình.

Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Khi thỏa thuận lương cơ bản, người sử dụng lao động phải đảm bảo mức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định đối với từng đối tượng, trình độ cụ thể là:

  • Mức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Mức lương cơ bản cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Như vậy, điều 91 bộ luật lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu trong  không chỉ là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xác định mức lương tối thiểu theo vùng, thời gian và điều chỉnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau là một cơ chế linh hoạt, giúp đảm bảo tính công bằng và sự linh hoạt trong điều vấn đề lương tối thiểu.

Bạn có thể tìm hiểu về mức lương tối thiểu vùng trong bài viết sau:

Lương tối thiểu vùng hiện hành là bao nhiêu ?

4. Ngoài lương theo công việc hoặc chức danh, người lao động có thể được trợ cấp và phụ cấp gì?

a. Phụ cấp theo quy định của pháp luật

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Phụ cấp lương theo quy định của pháp luật bao gồm các loại sau:

  • Phụ cấp bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp này được gọi chung là Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Phụ cấp bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, chẳng hạn như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác,( phụ cấp trách nhiệm hoặc phụ cấp chức danh/chức vụ).
  • Phụ cấp bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
  • Phụ cấp bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
 trợ cấp và phụ cấp ngoài lương
trợ cấp và phụ cấp ngoài lương- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

b. Trợ cấp theo quy định của pháp luật

Pháp luật không có quy định cụ thể về trợ cấp cho người lao động. Tuy nhiên trên thực tế, trợ cấp có thể bao gồm các loại sau:

  • Trợ cấp xăng xe, điện thoại
  • Trợ cấp người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn
  • Trợ cấp khi người lao động ốm đau, tai nạn lao động
  • Các khoản trợ cấp không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh

Các khoản trợ cấp do Bảo hiểm xã hội chi trả:

Chi trả trợ cấp và phụ cấp cho người lao động
Chi trả trợ cấp và phụ cấp cho người lao động- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

5. Nguyên tắc trả lương

Nguyên tắc trả lương được quy định như sau:

  • Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ (căn cứ điều 95 bộ luật lao động 2019)
  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp (căn cứ điều 94 bộ luật lao động 2019)

Ví dụ: Một công nhân đang làm việc tại một công ty sản xuất. Do ốm đau, người công nhân này không thể đến công ty nhận lương trực tiếp. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người công nhân ủy quyền hợp pháp, chẳng hạn như vợ, chồng, cha, mẹ, con,…

  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định (căn cứ điều 94 bộ luật lao động 2019)

Ví dụ: Công ty A có quy định, người lao động phải mua đồng phục của công ty với giá 500.000 đồng/bộ. Quy định này của công ty là vi phạm quy định của pháp luật, bởi người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

  • Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có) (căn cứ điều 95 bộ luật lao động 2019)

Điều khoản trên đã cung cấp các nguyên tắc quan trọng về việc trả lương, tạo ra một cơ sở hợp lý để quản lý mối quan hệ lao động và bảo vệ quyền lợi của cả người sử dụng lao động và người lao động. Các quy định trên đã giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn thể hiện tính linh hoạt và phản ánh thực tế của môi trường kinh doanh quốc tế.

cần làm gì khi công ty nợ lương?
Pháp luật quy định rất chi tiết về việc trả lương cho người lao động – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

6. Quy định về hình thức trả lương

Hình thức trả lương được quy định tại điều 96 bộ luật lao động 2019:

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán:

  • Trả lương theo thời gian được hiểu là trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, bao gồm tháng, tuần, ngày, giờ.
  • Trả lương theo sản phẩm là trả lương cho người lao động theo số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
  • Trả lương theo khoán là trả lương cho người lao động theo khối lượng công việc đã hoàn thành.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Như vậy đây là một quy định rất  quan trọng để xây dựng một cơ sở hợp lý và minh bạch cho hình thức trả lương giữa người sử dụng lao động và người lao động. Quy định này tập trung vào sự thỏa thuận giữa hai bên về hình thức trả lương, đồng thời cung cấp các chi tiết cụ thể về quy trình thanh toán.

7. Quy định về thời hạn trả lương

Lương là thu nhập quan trọng của người lao động để có thể duy trì cuộc sống, do vậy việc tuân thủ cam kết về thời hạn trả lương là rất quan trọng. Điều 97 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

  • Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
  • Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Công ty chỉ được chậm trả lương 01 tháng
Công ty chỉ được chậm trả lương 01 tháng- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Nếu doanh nghiệp vi phạm quy định trên thì sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (căn cứ điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):

  • Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi trả lương không đúng hạn cho 01 người đến 10 người lao động;
  • Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 11 người đến 50 người lao động;
  • Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 51 người đến 100 người lao động;
  • Phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 101 người đến 300 người lao động
  • Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 301 người lao động trở lên.

Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, mức phạt được nhân đôi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

8. Quy định về lương làm thêm giờ

Căn cứ Điều 98, Bộ Luật lao động 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy đinh như trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Chi tiết có tại:

Quy định về làm thêm giờ mới nhất !

9. Quy định về thang bảng lương

a. Thang bảng lương là gì ?

Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), hệ số lương được quy định sẵn dựa trên  cơ sở trình độ, kinh nghiệm làm việc và công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch.

Bảng lương là tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,… trong một thời gian nhất định được tổng hợp lại thành một bảng.

Thang, bảng lương căn cứ theo trình độ, mức độ làm việc của người lao động, tạo sự minh bạch trong sự trả lương. Trên cơ sở đó, người lao động cũng cố gắng để đạt mức lương cao hơn và năng suất lao động tăng lên. Ngoài ra, thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý, giúp các doanh nghiệp quản lý chi phí tiền lương một cách hiệu quả.

Xây dựng thang bảng lương phù hợp
Xây dựng thang bảng lương phù hợp – nguồn ảnh minh hoạ: Internet

b. Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương không?

Người sử dụng lao động bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương để làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao động. Theo điều 93 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Trên cơ sở đó, nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương.

c. Xây dựng thang bảng lương gồm những phần nào?

Bậc lương 

Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao ( bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7,…). Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ nhưng ít nhất bằng 5%.

Mức lương thấp nhất (khởi điểm) 

Mức lương khởi điểm do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh. Mức lương thấp nhất cũng tương ứng với bậc lương thấp nhất trong thang bảng lương. Một số lưu ý khi xác định mức lương thấp  nhất:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hay chức danh tương đương nhưng trong điều kiên lao động bình thường.
  • Mức lương của công việc hay chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Hệ số lương:

Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó (lao động có trình độ tay nghề cao), được trả lương cao hơn công nhân bậc 1 (bậc có trình độ lành nghề thấp nhất  hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu lần.

Xây dựng thang bảng lương phù hợp quy định của pháp luật
Xây dựng thang bảng lương phù hợp quy định của pháp luật- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

d. Thủ tục, trình tự xây dựng thang bảng lương:

Khi xây dựng thang bảng lương hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp.

Khi thang bảng lương đã được hình thành, doanh nghiệp phải công bố công khai để người lao động được biết một cách rộng rãi.

Doanh nghiệp phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tổng kết lại, bài viết trên đã đưa ra những thông tin cơ bản và khái quát nhất cho bạn đọc hiểu thế nào là quy định về tiền lương. Bên cạnh việc trích dẫn các quy định của pháp luật thì chúng tôi cũng đã phân tích và đưa ra các ví dụ minh họa để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn trong bài viết này.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về quy định về tiền lương. Xin lưu ý là thời điểm đăng bài này, các quy định của pháp luật có thể đã thay đổi. Hãy gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động để được hỗ trợ kịp thời liên quan tới các quy định về lương.

Đàm Thị Lộc