Lương tối thiểu vùng tại Việt Nam là một khía cạnh quan trọng của hệ thống chính sách lao động, đóng vai trò quyết định đối với thu nhập cơ bản và điều kiện làm việc của hàng triệu người lao động trên khắp đất nước.
Từ khi chính sách này được áp dụng cho đến nay, chính sách này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn là đối tượng đặc biệt quan tâm của xã hội. Bài viết này cho bạn đọc cách nhìn khái quát nhất về chính sách lương tối thiểu vùng hiện nay.
1. Căn cứ pháp lý về lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý về lương tối thiểu vùng là các văn bản pháp luật sau:
Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2019 chỉ đưa ra định nghĩa về mức lương tối thiểu. Mức lương này được xác lập theo vùng. Căn cứ vào điều 91 bộ luật lao động 2019 thì:
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất để người sử dụng lao động trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
3. Quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu vùng hiện nay
a. Về mức lương tối thiểu
Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng; 22.500 đồng/giờ.
Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng; 20.000 đồng/giờ.
Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng; 17.500 đồng/giờ.
Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng; 15.600 đồng/giờ.
Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại bài viết sau:
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức lương tối thiểu vùng thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm chi phí sinh hoạt, giá cả hàng hóa và dịch vụ, và mức lương trung bình trong từng khu vực. Nó có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân và nhóm lao động có thu nhập thấp ở nước ta hiện nay.
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu ở Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong việc đảm bảo người lao động có mức thu nhập đủ để trang trải với các loại chi phí và giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống.
b. Về áp dụng mức lương tối thiểu
Căn cứ vào điều 4 nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để xác định mức lương tối thiểu theo tháng, theo giờ:
Mức lương tối thiểu tháng
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Ví dụ :Một nhân viên văn phòng ở quận Đống Đa Hà Nội làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng, bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 2024. Theo quy định của pháp luật, mức lương tối thiểu vùng ở Hà Nội là 4.680.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu tháng của nhân viên này là 4.680.000 đồng.
Mức lương tối thiểu giờ
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Ví dụ: Một nhân viên bán hàng ở quận Thanh Xuân Hà Nội làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ, bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 2024. Công việc của nhân viên này là bán hàng tại cửa hàng và hoàn thành doanh số bán hàng theo yêu cầu của cửa hàng. Theo quy định của pháp luật, mức lương tối thiểu giờ ở Hà Nội là 22.500 đồng/giờ. Như vậy, mức lương tối thiểu giờ của nhân viên này là 22.500 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu tuần, ngày
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
Ví dụ: Một công a làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ở công ty Compal ở Bình Xuyên Vĩnh Phúc làm việc theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo quy định của pháp luật, mức lương tối thiểu giờ ở Bình Xuyên Vĩnh Phúc là 20.000 đồng/giờ. Công nhân này làm việc trong thời giờ làm việc bình thường là 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng.
Mức lương theo sản phẩm của công nhân này là 3000 đồng/sản phẩm. Nếu công nhân này sản xuất được 50 sản phẩm/ngày thì mức lương theo sản phẩm của công nhân này là 150.000 đồng/ngày. Mức lương quy đổi theo tháng của công nhân này là 150.000 đồng/ngày x 26 ngày/tháng = 3.900. đồng/tháng. Như vậy, mức lương quy đổi theo tháng của công nhân này không thấp hơn mức lương tối thiểu tháng ở Vĩnh Phúc là 3.640.000 đồng/tháng.
Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Ví dụ: Công nhân làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ở nội thành Hà Nội làm việc theo hình thức trả lương theo tuần. Theo quy định của pháp luật, mức lương tối thiểu giờ ở Hà Nội là 22.500 đồng/giờ. Công nhân này làm việc trong thời giờ làm việc bình thường là 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng. Mức lương theo tuần của công nhân này là 2.000.000 đồng/tuần.
Mức lương quy đổi theo giờ của công nhân này là 2.000.000 đồng/tuần / 8 giờ/ngày x 7 ngày/tuần = 312,5 đồng/giờ. Như vậy, mức lương quy đổi theo giờ của công nhân này không thấp hơn mức lương tối thiểu giờ ở Hà Nội là 22.500 đồng/giờ.
Kết luận
Bài viết này giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về “lương tối thiểu vùng” từ đó có những quyết định đúng đắn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bước chân vào thị trường lao động.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về lương tối thiểu vùng. Xin lưu ý là thời điểm đăng bài này, các quy định của pháp luật có thể đã thay đổi. Hãy gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động để được hỗ trợ kịp thời.
HÃY LIÊN HỆ VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG!
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)