Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ: Tất cả những gì bạn cần biết!

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng do khung hình phạt cao nhất của tội này là 15 năm tù. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ: thế nào là tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, các căn cứ để toà án quyết định hình phạt cụ thể với từng vụ án, các hướng luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội phạm này…

1. Cơ sở pháp lý quy định tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là gì?

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Thế nào là làm chết người trong khi thi hành công vụ ?

Một người bị coi là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.

a. Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Chủ thể của tội làm chết người trong khi thỉ hành công vụ là chủ thể đặc biệt. Người phạm tội này chỉ có thể là nhũng người đang thi hành công vụ. Đó là những người được phép dùng vũ lực để thực hiện công việc của mình, trong những tình huống cụ thể, thí dụ công an, bộ đội… Những người không phải là công an, bộ đội nhưng tham gia bảo vệ trật tự (tuần tra, canh gác, đuổi bắt tội phạm…) thì cũng được coi là người thi hành công vụ.

Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

b. Hành vi khi phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Hành vi khách quan:

Hành vi khách quan của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hành vi dùng vũ lực (để thực hiện công vụ) ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Pháp luật cho phép người thi hành công vụ được nổ súng vào đối tượng ngay lập tức hoặc sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên, căn cứ Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Ngoài ra, các hành vi dùng vũ khí ngoài những trường hợp mà Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 cho phép thì đều được coi là hành vi dùng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép.

Hậu quả:

Dấu hiệu hậu quả của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hậu quả chết người. Hậu quả chết người và hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép phải là mối quan hệ nhân quả: hành vi dùng vũ lực trực tiếp gây ra chết người.

c. Lỗi của chủ thể tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Nếu chủ thể vô ý gây chết người (thí dụ súng cướp cò, thao tác sử dụng vũ khí không chính xác…) mà gây ra chết người thì không cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Khung hình phạt tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Các khung hình phạt tội làm chết người trong khi thi hành công vụ – ảnh: Luật Thái An

3. Các khung hình phạt đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là gì ?

Điều 127 Bộ luật hình sự 2015 quy định 2 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung. Khung hình phạt thấp nhất là phạt 5 năm tù và hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có hình phạt bổ sung theo đó người phạm tội bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

a. Hình phạt theo khoản 1 điều 127 đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

b. Hình phạt theo khoản 2 điều 127 đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

c. Hình phạt bổ sung đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Căn cứ quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là gì?

Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 127, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Các tình tiết tăng nặng đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ có thể là có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015

b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:

  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
  • Người phạm tội đầu thú

Lưu ý quan trọng:

Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Toà án có thể dựa vào Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng tình tiết giảm nhẹ, đó là: Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.

c. Khi nào được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ?

Người phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

  • Căn cứ Điều 24 Bộ luật hình sự 2015: Nếu khi bắt giữ tội phạm mà người phạm tội tấn công, chống trả kịch liệt làm cho người thi hành công vụ buộc phải dùng vũ lực thì không coi là phạm tội. Tuy nhiên, nếu đối phương chống đối không đến mức người thi hành công vụ phải dùng vũ lực, gây chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 
  • Căn cứ Điều 24 Bộ luật hình sự 2015: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

d. Nếu phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ và các tội khác đồng thời thì hình phạt sẽ thế nào?

Nếu phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ và các tội khác đồng thời thì Toà án sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;

Lưu ý: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm.

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Bào chữa phạt tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Các hướng bào chữa phạt tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. – ảnh: Luật Thái An

6. Hướng bào chữa tội làm chết người trong khi thi hành công vụ như thế nào?

Khi có căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo một trong các hướng sau đây:

a. Bào chữa cho bị cáo tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo hướng không phạm tội

Khi bào chữa theo hướng này thì luật sư sẽ khai thác các tình tiết vụ án, lời khai của các đương sự và người làm chứng mà có lợi cho thân chủ mình, một cách triệt để:

Chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

Luật sư có thể chứng minh chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm như:

  • Chủ thể: Chủ thể chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (nếu bị cáo quá trẻ và có nhầm lẫn về giấy khai sinh)
  • Hành vi: Hành vi của bị cáo không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho nạn nhân tử vong. Nạn nhân tử vong là vì một lý do khác, căn cứ vào kết quả giám định pháp y.
  • Lỗi: Người thi hành công vụ lỡ gây án mạng do không sử dụng đúng cách vũ khí, công cụ…

Có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không ?

Nếu có căn cứ, luật sư có thể khai thác các tình tiết để đề nghị Hội đồng xét xử miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo trong các trường hợp đã trình bầy ở phần trên (các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự). Thí dụ:

  • Hành vi của người thi hành công vụ là tương xứng với mức độ chống trả của đối phương, nếu không hành động kịp thời thì người thi hành công vụ sẽ mất  mạng…
  • Người thi hành công vụ đã được chỉ thị từ cấp trên…

Bị cáo có bằng chứng ngoại phạm

Nếu có bằng chứng về việc bị cáo đã không có mặt tại hiện trường khi xẩy ra vụ án thì luật sư thuyết phục Hội đồng xét xử xét xử cho bị cáo không phạm tội.

b. Bào chữa cho bị cáo tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo hướng giảm nhẹ

Khi có căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo theo hướng giảm nhẹ về tội danh hoặc giảm nhẹ về khung hình phạt đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, cụ thể như sau:

Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn

Trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người có rất nhiều tội danh có cấu thành tội phạm gần giống nhau. Luật sư sẽ bám sát dấu hiệu cấu thành tội phạm và các vấn đề pháp lý phải thỏa mãn khi xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Nếu có đủ cơ sở đế bào chữa sang tội danh khác nhẹ hơn thì Luật sư phân tích để chỉ ra những sai lầm trong việc xác định tội danh của bản cáo trạng, đồng thời nêu rõ hành vi của khách hàng chỉ cấu thành một tội phạm khác nhẹ hơn. Thí dụ chuyển từ tội làm chết người khi thi hành công vụ sang tội vô ý làm chết người (điều 128) hoặc tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (điều 129).

Bào chữa theo hướng chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn

Luật sư có thể bào chữa theo hướng chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn theo các cách sau (tất nhiên là nếu có đủ căn cứ):

  • Luật sư khai thác, phân tích các tình tiết để chứng minh bị cáo không phạm tội với những tình tiết định khung trong điều luật, để đề nghị chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn. Thí dụ, người phạm tội không biết nạn nhân đang có thai hoặc nạn nhân dù chưa 16 tuổi nhưng trông rất trưởng thành.
  • Về mặt khách quan của hành vi phạm tội, luật sư phân tích là bị cáo đã có thể gây thương tích đối với các bộ phận trọng yếu của cơ thể (đầu, cổ, ngực, bụng…) nhưng lại chỉ đánh vào chân hoặc tay… Rồi bị cáo có dùng vũ khí nguy hiểm hay không, hay chỉ dùng bất kỳ đồ vật nào vớ được khi xẩy ra xô xát.
  • Về nhân thân của người phạm tội: Luật sư phân tích để cho thấy bị cáo chưa có tiền án tiền sự, là người có thành tích tốt trong công tác (đã được thưởng huân huy chương, bằng khen…)
  • Luật sư phân tích các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả: thăm hỏi gia đình nạn nhân, bù đắp chi phí khám chữa bệnh, mai táng, hỗ trợ cho vợ/chồng con nạn nhân…
    • Người phạm tội tự thú;
    • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
    • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
    • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
    • Người phạm tội đầu thú

c. Bào chữa cho bị cáo tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo hướng điều tra bổ sung

Căn cứ Điều 245 và Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư có thể đề xuất Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp sau:

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được:

  • Chứng cứ để chứng minh có hành vi phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ xảy ra hay không?
  • Chứng cứ để chứng minh thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội ?
  • Chứng cứ để chứng minh ai là người thực hiện hành vi phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ?
  • Chứng cứ để chứng minh có lỗi hay không có lỗi là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi: nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;
  • Chứng cứ để chứng minh tình tiết tăng nặng theo cáo trạng của Viện kiểm sát là gì?
  • Chứng cứ để chứng minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội;

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng:

  • Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
  • Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
  • Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
  • Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
  • Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Lưu ý:

Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng đã cản trở, đưa ra những yêu vô lý từ chối đăng ký bào chữa, không tạo điều kiện cho thân nhân và người bào chữa được gặp người bị buộc tội khi người bị buộc tội từ chối người bào chữa.

 Lưu ý: Cần lưu ý rằng việc bào chữa theo hướng này sẽ kéo dài thời giai xét xử vụ án.

Trên đây là phần phân tích về vai trò quan trọng của luật sư trong các vụ án về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Nếu bạn có những thắc mắc cụ thể, chi tiết hoặc mong muốn được làm rõ những điều còn chưa hiểu, hãy nhấc điện thoại để gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An.

7. Dịch vụ thuê luật sư bào chữa tội làm chết người trong khi thi hành công vụ của Luật Thái An

Hiến pháp nước ta và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về quyền được thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ được bảo đảm.

Các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị cáo hoặc luật sư bảo vệ bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tối đa, chúng tôi làm việc với sự tận tâm, uy tín, thù lao hợp lý.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬT VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ!

Nguyễn Văn Thanh