Tội vô ý làm chết người: Tất cả những gì bạn cần biết

Tội vô ý làm chết người thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng do khung hình phạt cao nhất của tội này là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về tội vô ý làm chết người: thế nào là tội vô ý làm chết người, các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, các căn cứ để toà án quyết định hình phạt cụ thể với từng vụ án, các hướng luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội phạm này…

1. Cơ sở pháp lý quy định tội vô ý làm chết người là gì ?

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người là Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Thế nào là tội vô ý làm chết người ?

Một người bị coi là phạm tội tội vô ý làm chết người khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.

>>> Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội phạm

a. Chủ thể của tội vô ý làm chết người

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

b. Hành vi khi phạm tội vô ý làm chết người

Hành vi khách quan:

Hành vi khách quan của tội này là làm chết người do vi phạm quy tắc an toàn. Quy tắc an toàn là những quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ con người trong nhiều lĩnh vực. Riêng trong lĩnh vực giao thông và lao động thì nếu vô ý làm chết người (thí dụ: do vị phạm luật giao thông đường bộ, do vi phạm quy định về an toàn lao động…) thì thuộc tội danh riêng. Các hành vi vô ý làm chết người khác thì thuộc tội danh Vô ý làm chết người quy đinh tại điều 128 Bộ luật hình sự 2015 được trình bầy trong bài viết này.

Hậu quả:

Hậu quả của tội phạm là hậu quả chết người mà nguyên nhân của hậu quả là việc vi phạm quy tắc an toàn.

c. Lỗi của chủ thể tội vô ý làm chết người

Lỗi của chủ thể là lỗi vô ý: Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả. Lỗi vô ý là khi người thực hiện hành vi không muốn gây hậu quả chết người. Lỗi vô ý do quá tự tin là khi người pham tội nghĩ rằng hậu quả chết người không thể xẩy ra. Lỗi vô ý do cẩu thả là khi người thực hiện hành vi không thấy trước hậu quả của hành vi của mình.

3. Các khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người là gì ?

Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định 2 khung hình phạt:

a. Hình phạt theo khoản 1 điều 128 đối với tội vô ý làm chết người

Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

b. Hình phạt theo khoản 2 điều 128 đối với tội vô ý làm chết người

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2 khung hình phạt tội vô ý làm chết người
2 khung hình phạt tội vô ý làm chết người là gì ? – ảnh: Luật Thái An

4. Căn cứ quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội vô ý làm chết người là gì?

Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 128, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội vô ý làm chết người

Các tình tiết tăng nặng đối với tội vô ý làm chết người có thể là:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

>>> Xem thêm: Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm ?

  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015

>>> Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội vô ý làm chết người

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội vô ý làm chết người, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
  • Người phạm tội đầu thú

>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Những lưu ý quan trọng:

Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội tội vô ý làm chết người, Toà án có thể dựa vào Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đó là:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.

Tội vô ý làm chết người
Hình phạt của tội vô ý làm chết người có thể tới 5 năm tù – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

d. Khi nào được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người?

Người phạm tội vô ý làm chết người không phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

Sự kiện bất ngờ:

Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xẩy ra, do không thể thấy trước hậu quả của hành vi của mình mà gây chết người, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 20 Bộ luật hình sự 2015.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi phạm tội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 21 Bộ luật hình sự 2015.

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hành vi gây chết người trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Nếu không tuân thủ mà gây ra chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 25 Bộ luật hình sự 2015.

đ. Nếu phạm tội vô ý làm chết người và các tội khác đồng thời thì hình phạt sẽ thế nào?

Nếu phạm tội vô ý làm chết người và các tội khác đồng thời thì Toà án sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:

Đối với hình phạt chính:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

Đối với hình phạt bổ sung:

Nếu là hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung.

Lưu ý: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

e. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với tội vô ý làm chết người, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm.

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về tội vô ý làm chết người. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

bào chữa tội vô ý làm chết người
Các hướng bào chữa tội vô ý làm chết người là gì? – ảnh: Luât Thái An

5. Hướng bào chữa tội vô ý làm chết người như thế nào?

Khi có căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội tội vô ý làm chết người theo một trong các sau đây:

a. Bào chữa cho bị cáo tội vô ý làm chết người theo hướng không phạm tội

Khi bào chữa theo hướng này thì luật sư sẽ khai thác các tình tiết vụ án, lời khai của các đương sự và người làm chứng mà có lợi cho thân chủ mình, một cách triệt để:

Luật sư chứng minh chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

Luật sư có thể chứng minh chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm như:

  • Chủ thể: Chủ thể chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (dưới 16 tuổi)
  • Hành vi: Hành vi của bị cáo không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho nạn nhân tử vong. Nạn nhân tử vong là vì một lý do khác.

Có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không ?

Nếu có căn cứ, luật sư có thể khai thác các tình tiết để đề nghị Hội đồng xét xử miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo trong các trường hợp đã trình bầy ở phần trên (các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự).

b. Bào chữa cho bị cáo tội vô ý làm chết người tội vô ý làm chết người theo hướng giảm nhẹ

Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn

Trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người có rất nhiều tội danh có cấu thành tội phạm gần giống nhau. Luật sư sẽ bám sát dấu hiệu cấu thành tội phạm và các vấn đề pháp lý phải thỏa mãn khi xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Nếu có đủ cơ sở đế bào chữa sang tội danh khác nhẹ hơn thì Luật sư phân tích để chỉ ra những sai lầm trong việc xác định tội danh của bản cáo trạng, đồng thời nêu rõ hành vi của khách hàng chỉ cấu thành một tội phạm khác nhẹ hơn, thí dụ tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nếu chủ thể tội phạm là người có nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc chuyên môn, hành chính khi thực hiện công việc.

Bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt

Khi có căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo theo hướng giảm nhẹ về khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người, cụ thể như sau:

  • Về nhân thân của người phạm tội: Luật sư phân tích để cho thấy bị cáo phạm tội một phần do trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, bị cáo không có tiền án tiền sự
  • Luật sư phân tích các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    • người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (thí dụ bồi thường về vật chất, thăm hỏi động viên về tinh thần, hỗ trợ gia đình người bị hại…)
    • người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải…
    • gia đình người bị hại xin giảm nhẹ, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo

>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

c. Bào chữa cho bị cáo nhóm tội vô ý làm chết người theo hướng điều tra bổ sung

Căn cứ Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư có thể đề xuất Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp sau:

  • Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề cơ bản mà không thể bổ sung tại phiên tòa được: nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân (giám định pháp y)
  • Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can (thí dụ: ngoài bị cáo còn có những người khác do vô ý mà gây ra cái chết của nạn nhân)
  • Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng

 

Trên đây là phần phân tích về vai trò quan trọng của luật sư trong các vụ án về tội vô ý làm chết người. Nếu bạn có những thắc mắc cụ thể, chi tiết hoặc mong muốn được làm rõ những điều còn chưa hiểu, hãy nhấc điện thoại để gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An.

6. Dịch vụ thuê luật sư hình sự của Luật Thái An

Hiến pháp nước ta và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về quyền được thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và tham gia tố tụng là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ được bảo đảm.

Các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị cáo hoặc luật sư bảo vệ bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tối đa, chúng tôi làm việc với sự tận tâm, uy tín, thù lao hợp lý:

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Nguyễn Văn Thanh