Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua

Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền biểu quyết, ra quyết định về các vấn đề quan trọng lớn đối với công ty. Để nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực thì cần đáp ứng những điều kiện luật định. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn rõ hơn về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua là Luật Doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021);

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông là gì?

Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thực chất là các quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp và các vấn đề khác thuộc nhân sự, tài chính… của doanh nghiệp.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.

Tổng số cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm các cổ đông nắm giữ các loại cổ phần sau:

  • Cổ phần phổ thông: mỗi cổ phần phổ thông có 1 phiếu biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông (số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ quy định);

Cổ phần ưu đã cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết và không dự họp Đại hội đồng cổ đông.

===>>> Xem thêm: Các loại cổ phần ưu đãi

Hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

  • Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền mình bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc biểu quyết tại cuộc họp.
  • Theo khoản 2 Điều 147 Luật Doanh nghiệp năm 2020, nếu Điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

“a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;

b) Định hướng phát triển công ty;

c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;

\e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Tổ chức lại, giải thể công ty.”

===>>> Xem thêm: Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua

Đối với hình thức biểu quyết tại cuộc họp

Cổ đông công ty có thể trực tiếp biểu quyết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau:

  • Tham dự, biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
  • Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
  • Tham dự, biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
  • Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.

Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì đối với hình thức biểu quyết tại cuộc họp, để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng thì phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định) như sau:

  • Có từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành (trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020); đối với các vấn đề về:

“a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;

đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.”

Tỷ lệ số phiếu biểu quyết cụ thể do Điều lệ công ty cổ phần quy định.

  • Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (theo khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020), trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty cổ phần đó có quy định.
  • Theo khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác).

Theo đó, mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát. Cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên đối với các vị trí này.

Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên theo Điều lệ công ty.

Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở có cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau đó hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

===>>> Xem thêm: Quyền hạn và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị

nghị quyết đại hội đồng cổ đông
Các vấn đề pháp lý về nghị quyết Đại hội đồng cổ đông mà bạn cần biết – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Lưu ý về chế độ báo cáo:

Căn cứ theo khoản 5 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:

“Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.”

Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

Theo khoản 4 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì điều kiện để nghị quyết đại hội đồng cổ đông được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản là được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty cổ phần quy định.

Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được quy định tại Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, nếu Điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

  1. Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả cổ đông có quyền biểu quyết chậm nhất là 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn khác dài hơn.

Việc lập danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 của Luật này. Yêu cầu và cách thức gửi phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm theo thực hiện theo quy định tại Điều 143 của Luật này;
      ……..

  1. Biên bản kiểm phiếu và nghị quyết phải được gửi đến các cổ đông trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu và nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty;

  2. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty;

  3. Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Lưu ý về chế độ thông báo, báo cáo: theo khoản 4 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty cổ phần có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể được thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

Điều kiện trong trường hợp đặc biệt để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua

Căn cứ theo khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành.

Trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì cần được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành.

Các trường hợp hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:

Vấn đề này được quy định tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

“Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

  1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;

  2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.”

Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:

Căn cứ Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định như sau:

“1. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó

  1. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

  2. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 151 của Luật này, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

===>>> Xem thêm: So sánh thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị

Tóm tắt ý kiến tư vấn về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua là: Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền mình bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc biểu quyết tại cuộc họp.

Để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua thì phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ biểu quyết theo quy định pháp luật cũng như Điều lệ công ty.

Trên đây là tư vấn của luật sư tư vấn luật doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan tới điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua. Xin lưu ý: Sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể Bạn vui lòng gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT. Luật sư sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Bạn!

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của Luật Thái An

Công ty Luật Thái An™ tự hào có đội ngũ luật sư doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp lý doanh nghiệp. Khi sử dụng đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư của chúng tôi khách hàng được hưởng nhiều lợi ích: Từ việc phòng ngừa mọi rủi ro pháp lý; Dịch vụ trọn gói, hồ sơ nhanh gọn, chi phí ít đến chính sách hậu mãi tốt, giảm phí tới 20% cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo.

===>>> Xem thêm: 

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói