Bị hại trong vụ án hình sự

Vụ án hình sự không chỉ là cuộc chiến giữa người buộc tội và người bị buộc tội; nó còn là hành trình tìm kiếm công lý cho bị hại. Bài viết này sẽ đi sâu vào vai trò và quyền lợi của bị hại trong các vụ án hình sự, từ đó nêu bật những thách thức và khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình tìm kiếm sự công bằng.

1. Bị hại là ai trong vụ án hình sự ?

Căn cứ vào Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bị hại là một trong những người tham gia tố tụng hình sự.

Điều 62 Bộ Luật tố tụng hình sư 2015 có định nghĩa bị hại là:

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Theo định nghĩa này bị hại có những đặc điểm sau đây:

  • Chủ thể bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức;
  • Bị thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
  • Có mối liên hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại;
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ được xác định là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

2. Quyền, nghĩa vụ của bị hại trong vụ án hình sự

2.1. Quyền của bị hại

Khoản 2 Điều 62 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định bị hại hoặc người đại diện của bị hại có các quyền sau:

  • Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của bị hại trong vụ án hình sự;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
  • Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
  • Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự;
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Nghĩa vụ của bị hại

Khoản 4 Điều 62 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định nghĩa vụ của bị hại như sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải.
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
luật sư bảo vệ bị hại
Luật sư bảo vệ bị hại còn được gọi là luật sư bảo vệ.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là ai?

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người được bị hại nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Khoản 2 Điều 84 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có thể là:

  • Luật sư;
  • Người đại diện;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý.

Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại.

4. Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại

4.1. Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại

Khoản 3 Điều 84 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại như sau:

  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
  • Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

4.2. Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có những nghĩa vụ sau theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015:

  • Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
  • Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

5. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Nhìn chung thì khi có hành vi vi phạm theo một trong các tội phạm quy định tại Bộ Luật hình sự thì nhiều khả năng sẽ bị khởi tố để điều tra. Tuy nhiên, có một số tội phạm mà người phạm tội chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (căn cứ Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đó là các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự:

Bị hại là những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại vật chất và tinh thần do hành vi phạm tội của người phạm tội. Việc bảo vệ quyền lợi của họ không chỉ giúp khôi phục sự công bằng mà còn góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp mạnh mẽ và nhân văn. Chính vì vậy, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại ngày càng được chú trọng trong vụ án hình sự.

6. Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bị hại trong vụ án hình sự

Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi của bị hại trong vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công lý được thực thi một cách công bằng và khách quan.

Với vai trò là người đại diện pháp lý, luật sư giúp bị hại hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng, từ việc thu thập chứng cứ đến tham gia các phiên điều tra, truy tố và xét xử. Luật sư không chỉ cung cấp kiến thức pháp lý cần thiết mà còn hướng dẫn bị hại về các thủ tục pháp lý, giúp họ tránh những sai sót có thể gây bất lợi.

Trong nhiều trường hợp, bị hại thường rơi vào tình trạng tâm lý căng thẳng và lo sợ, do đó, vai trò của luật sư là tạo ra sự an tâm, hỗ trợ bị hại vượt qua giai đoạn khó khăn và tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Luật sư cũng là cầu nối giữa bị hại và các cơ quan điều tra, giúp việc cung cấp và kiểm chứng thông tin được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo các chứng cứ liên quan đến vụ án được khai thác một cách toàn diện và minh bạch.

Ngoài ra, trong các vụ án có yếu tố phức tạp hoặc các bên liên quan có ý đồ gây cản trở quá trình tố tụng, luật sư còn có vai trò đấu tranh, giúp bị hại khẳng định được sự thật và công lý. Luật sư sử dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để đánh giá, phân tích và lập luận thuyết phục, nhằm đạt được phán quyết công bằng nhất cho thân chủ. Nhờ đó, luật sư góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại, giúp họ nhận được sự công bằng và bồi thường xứng đáng.

Dịch vụ luật sư bảo vệ uy tín

Đàm Thị Lộc