VỤ ÁN HÌNH SỰ TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH: THAY ĐỔI TỘI DANH

CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG: BỊ CÁO N BỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH C TRUY TỐ VỀ TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG THEO QUY ĐỊNH CỦA KHOẢN 3 ĐIỀU 165 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án; tránh oan, sai; công lý được thực thi đúng pháp luật; đảm bảo quyền con người. Dưới đây là một vụ việc thành công mà Luật sư của Công ty Luật Thái An đã giải quyết, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng.

Xin lưu ý: Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng, trong bài viết này chúng tôi mã hoá tên các đương sự cũng như một số thông tin liên quan khác.

Nội dung Vụ án hình sự tội cố ý làm trái quy định

Bị cáo N là Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện B. Bị cáo N có chồng và hai con (một trai, một gái). Cuộc sống đang rất êm đềm, hạnh phúc thì tại hoạ ập xuống, một cán bộ ở Ngân hàng bị phát hiện tham ô tài sản và bị cáo N bị liên đới.

Theo bản cáo trạng số 48/CTr-VKSCB-P2 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh C, bị cáo N phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999.

Nguyên nhân:

Trong quá trình quản lý, bị cáo N do có những sơ suất trong quản lý đã để bị cáo L lợi dụng chiếm đoạt tiền số tiền lớn (hơn 2 tỷ đồng) của Ngân hàng bằng các thủ đoạn khác nhau. Bị cáo L bị Viện kiểm sát nhân tỉnh C truy tố về tội Tham ô tài sản và tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.

Cụ thể bị cáo N bị truy tố vì:

  • Biết các giao dịch viên nhận tiền mặt từ thủ quỹ không lập giấy tiếp quỹ, xuất quỹ là sai quy định nhưng không chỉ đạo nhân viên thực hiện đúng quy trình.
  • Không đối chiếu tồn quỹ tiền mặt thực tế với số tồn quỹ trên hệ thống IPCAS khi kiểm quỹ cuối ngày nên không phát hiện việc thiếu hụt quỹ.
  • Phê duyệt 04 bút toán trên hệ thống IPCAS mà không đối chiếu với chứng từ.

Yêu cầu của Khách hàng trong Vụ án truy tố tội cố ý làm trái quy định

Luật sư được mời tham gia với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo (chị N) với yêu cầu phải sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, bảo đảm quá trình xét xử vụ án diễn ra đúng quy định, bản án đùng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Giải quyết vụ án hình sự về cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Giải quyết vụ án hình sự về cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng – Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ

Khó khăn trong vụ án cố ý làm trái quy định là gì?

  • Thứ nhất, vụ án được xử tại Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng (cách rất xa Hà Nội), chồng của bị cáo N (do được giới thiệu) tìm đến luật sư trong hoàn cảnh vô cùng gấp gáp: chỉ một ngày trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Cho nên, rất khó có khả năng xin hoãn phiên tòa, chưa kể là luật sư không có thời gian để sao chụp hồ sơ, nghiên cứu, gặp bị cáo, chuẩn bị các luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo N…
  • Thứ hai, hồ sơ tài liệu rất dày, trong vụ án cho nhiều bị cáo, người làm chứng, chứng cứ buộc tội trong vụ án rất rõ ràng, bị cáo N có thể đối diện với mức án là từ 10 năm đến 20 năm theo Khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999:

Bộ luật hình sư năm 1999 quy định về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

 “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm  đến năm  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c)  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ  một  năm đến năm năm.”

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Nếu hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc không có đủ chứng cứ chứng minh hành vi là “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” thì chưa cấu thành tội phạm.

  • Thứ ba, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh C vẫn kiên quyết truy tố bị cáo tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Thực tiễn cho thấy, những vụ án kinh tế, tham nhũng lớn phức tạp, nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua như vụ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, Hà Văn Thắm, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh… phần lớn đối tượng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội danh này. Luật sư phải đấu tranh rất nhiều nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của Khách hàng.

Quá trình bào chữa cho bị cáo trong vụ án cố ý làm trái quy định

  • Ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chồng bị cáo N, ngay tối hôm đó Luật sư đã tức tốc lên Cao bằng để làm thủ tục xin hoãn phiên tòa và đăng ký bào chữa. Do đường xá đèo núi xa xôi, đến nơi thì Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa bắt đầu phiên tòa. Sau khi nhận được “Đơn xin hoãn phiên tòa” của luật sư, hội đồng xét xử phải dừng phiên tòa để nghị án.
  • Ngay sau khi có thông báo chấp nhận người bào chữa, Luật sư đã vào trại tạm giam tỉnh Cao Bằng để gặp ngay bị cáo (thân chủ của mình).
  • Trong quá trình làm việc với bị cáo N, nhận thấy sự suy sụp, lo lắng của bị cáo N khi đang là Giám đốc ngân hàng uy tín (chi nhánh huyện B), có gia đình êm ấm, hạnh phúc, lại bị lao vào vòng tù tội, Luật sư đã động viên tinh thần và giải thích, trao đổi với thân chủ về định hướng bào chữa.
  • Đa số các đương sự khi ra Tòa sẽ rất lo sợ nên trong quá trình bị hỏi cung sẽ có những câu trả lời gây bất lợi cho chính mình. Vì vậy, Luật sư đã giúp khách hàng hiểu rõ quyền, trách nhiệm của họ, chỉ dẫn họ cách để trả lời khi bị ép cung, mớm cung, dụ cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng và trước phiên tòa.
Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết vụ án về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng
Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết vụ án về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng – Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ
  • Một nhóm luật sư được phân công nghiên cứu tài liệu rất dầy, trong một thời gian ngắn, thống nhất hướng bào chữa tốt nhất, khả thi nhất cho thân chủ của mình.
  • Tại phiên Toà, luật sư bào chữa đã đưa ra các căn cứ thuyết phục và kiên quyết bảo vệ quan điểm hành vi của bị cáo N không đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3 Điều 165 do hành vi của bị cáo N là không phải cố ý mà do sơ suất trong quản lý.
  • Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng xem xét lại việc buộc tội bị cáo theo hướng chuyển từ tội danh từ “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 BLHS 1999 sang tội danh Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 BLHS năm 1999; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a, b, p, q, s  Khoản 1 và Khoản 2 Điều 46, áp dụng Điều 47, Khoản 1 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, tuyên bị cáo N bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Kết quả xử lý vụ án cố ý làm trái quy định

Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư: Chuyển từ tội danh từ “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 BLHS 1999 sang tội danh “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 BLHS năm 1999.

Như vậy: Bị cáo N, từ nguy cơ đối mặt với án phạt tù từ 10 năm đến 20 năm theo tội danh “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” Điều 285 BLHS năm 1999 đã được chuyển sang tội danh khác (“Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 BLHS năm 1999) với hình phạt nhẹ hơn (có khung ‘phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm’). Đây là kết quả ngoài mong đợi từ bị cáo và gia đình bị cáo, giúp bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo N, tránh tình trạng oan sai xảy ra.

Các Luật sư tham gia vụ án cố ý làm trái quy định là ai?

Các luật sư tham gia: luật sư Nguyễn Văn Thanh, luật sư Đàm Thị Lộc

Như vậy, trong các vụ án, đặc biệt các vụ án hình sự thì vai trò của các Luật sư là vô cùng quan trọng. Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư chuyên sau về kinh tế, dân sự, hình sự, có nhiều kinh nghiệm tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đặc biệt là bào chữa thành công nhiều vụ án hình sự, luôn hết mình với những vụ án mình đảm nhận.

Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý – cao quý vì luật sư luôn đấu tranh vì công bằng và công lý cho xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng ‘thân chủ’ của mình, trong đó có những bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.

Dịch vụ thuê luật sư hình sự của Luật Thái An

Các luật sư Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị cáo hoặc luật sư bảo vệ bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tối đa, chúng tôi làm việc với sự tận tâm, uy tín, thù lao hợp lý:

>>> HÃY GỌI NGAY TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!

Nguyễn Văn Thanh