Trách nhiệm của người lao động khi làm hư hỏng tài sản công ty như thế nào ?

Trong quá trình lao động, người lao động sẽ khó tránh khỏi việc bất cẩn dẫn đến việc làm hư hỏng tài sản công ty. Khi đó, tùy theo mức độ mà người lao động phải chịu hậu quả cho thiệt hại mà mình gây ra.

Để đưa ra cơ sở pháp lý cho vấn đề này, Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư lao động giầu kinh nghiệm, sẽ tư vấn về trách nhiệm khi làm hư hỏng tài sản công ty trong bài viết sau:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề trách nhiệm khi làm hư hỏng tài sản công ty

Cơ sở pháp lý điều chỉnh về trách nhiệm của người lao động khi làm hư hỏng tài sản công ty là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Làm hư hỏng tài sản công ty có thể bị sa thải:

Theo khoản 2, Điều 125, Bộ luật lao động năm 2019 quy định các trường hợp vi phạm kỷ luật có thể bị áp dụng hình thức sa thải là:

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

Do đó, người lao động có thể bị sa thải nếu “có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản” của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, để có đủ căn cứ sa thải, người sử dụng lao động cần chứng minh rằng thiệt hại gây ra là nghiêm trọng xét trên các phương diện giá trị vật chất, tác động của hành vi đó đối với hoạt động của công ty nói chung v.v…

Nếu người lao động làm hư hỏng tài sản mà chưa gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng thì người sử dụng lao động cân nhắc áp dụng các hình thức kỷ luật khác, thấp hơn:

===>>> Xem thêm: Các hình thức kỷ luật người lao động

3. Thế nào là gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng?

Hiện nay phát luật lao động chưa có quy định cụ thể về thiệt hại nghiêm trọng là gì.

Tuy nhiên, thông qua quy định về bồi thường thiệt hại thì có thể hiểu việc gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng được xét từ giá trị tài sản thiệt hại từ 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng tại nơi người lao động làm việc.

===>>>Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng

4. Trách nhiệm bồi thường khi làm hư hỏng tài sản công ty

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động làm hư hỏng tài sản công ty thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

a. Trách nhiệm bồi thường khi làm hư hỏng tài sản công ty một cách vô ý và không nghiêm trọng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

“Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại  nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.”

Theo đó, Người lao động bồi thường tối đa 03 tháng lương ghi trong hợp đồng lao động liền trước khi gây ra thiệt hại trong trường hợp vô ý làm hỏng thiết bị, dụng cụ có giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng nơi người lao động làm việc.

Nếu làm hư hỏng tài sản công ty, người lao động có thể bị khấu trừ lương
Nếu làm hư hỏng tài sản của công ty, người lao động có thể bị khấu trừ lương – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Bên cạnh đó, Người lao động có thể bồi thường bằng hình thức khấu trừ tiền lương. Mức khấu trừ tiền lương không quá 30% tiền lương hàng tháng (sau khi trừ các khoản bảo hiểm và thuế thu nhập).

==>>> Xem thêm: Khấu trừ lương của người lao động để bồi thường thiệt hại

b. Trách nhiệm bồi thường khi làm mất tài sản, tiêu hao vật tư quá mức

Người lao động bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ giá trị thiệt hại thực tế theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động khi:

  • Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;
  • Tiêu hao vật tư của người sử dụng lao động quá mức cho phép.

c. Trách nhiệm bồi thường khi giữa người lao động và công ty có thỏa thuận riêng

Khi người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng trách nhiệm thì bồi thường theo quy định trong hợp đồng này.

d. Miễn trách nhiệm bồi thường khi làm hư hỏng tài sản công ty

Trong trường hợp người lao động gây thiệt hại khi có sự kiện bất khả kháng, sự kiện khách quan không thể lường trước được và người lao động không thể khắc phục dù đã cố gắng áp dụng các biện pháp cần thiết thì không phải bồi thường.

Đó có thể là trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa,…

==>>> Xem thêm: Các trường hợp bất khả kháng

e. Trách nhiệm bồi thường khi cố ý làm hư hỏng tài sản công ty – trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, nếu có căn cứ chứng minh rằng người lao động cố ý hủy hoại tài sản, làm mất tài sản của công ty thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Để hiểu rõ hơn về tội danh này, bạn hãy tham khảo bài viết chuyên biệt của chúng tôi:

==>>> Xem thêm: Tội hủy hoại tài sản của người khác.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói