Đất liền kề là gì? Một số vấn đề liên quan đến đất liền kề

Trong thế kỷ 21, khi thị trường bất động sản ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, những nhà đầu tư và doanh nghiệp đang tìm kiếm những cơ hội đất đai có lợi thế chiến lược. Một trong những lựa chọn hiện đại và hấp dẫn nhất mà giới doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đó chính là “Đất Liền Kề.” Nhưng đâu là bí mật và lợi ích khiến đất liền kề trở thành sự chọn lựa hàng đầu? Hãy cùng nhau khám phá những vấn đề liên quan và tìm hiểu về môi trường pháp luật xung quanh loại đầu tư đầy tiềm năng này.

1. Đất liền kề là gì ?

Hiện nay pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng không quy định hay giải thích thế nào là đất liền kề. Đồng thời trên thực tế “đất liền kề” cũng không được quan niệm thống nhất như một số loại đất khác như đất thổ cư (đất ở), đất xen kẹt,…

Đất liền kề được hiểu là mảnh đất vườn, ao liền kề, xen kẹt trong khu cư dân (không thuộc đất công). Về mặt pháp lý đất liền kề không có ranh giới cụ thể. Đồng thời đất liền kề thường là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,… tiếp giáp với phần diện tích đất ở trong cùng thửa đất.

Như vậy, ta có thể nêu khái niệm đất liền kề là: Diện tích đất tiếp giáp với đất thổ cư.

2. Đất liền kề có làm được sổ đỏ không ?

Đất liền kề sẽ được làm sổ đỏ nếu đáp ứng được các quy định. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận được chia thành 2 nhóm sau:

a. Đất liền kề có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại điều 100 và điều 101 Luật đất đai 2013, thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất khi:

  • Người sử dụng đất giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.
  • Trước ngày 1/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Đất đó không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo:

  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân.
  • Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
  • Văn bản công nhận kết quả hòa giải thành.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Trường hợp này sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Nếu chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì người sử dụng đất phải thực hiện theo quy định.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp theo quy định.

>>> Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

b. Đất liền kề không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình sẽ được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất… sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

3. Đất liền kề có được chuyển đổi thành đất thổ cư không ?

Câu trả lời là CÓ THỂ chuyển đổi thành đất thổ cư nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Cụ thể như sau:

Căn cứ vào điểm d và điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

….

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.”.

Như vậy có thể nói rằng các loại đất muốn chuyển sang đất thổ cư phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ : Gia đình ông A có nhu cầu xây dựng nhà mới cho con trai trên thửa đất nông nghiệp của gia đình. Ông A cần làm thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở tại UBND huyện B nơi thửa đất tọa lạc.

Tóm lại, tất cả các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị, khu vực và các quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải dựa vào một số căn cứ cụ thể như sau:

Căn cứ theo điều 52 luật đất đai 2013:

“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (kế hoạch sử dụng đất hàng năm được công khai nên người dân có thể tự mình kiểm tra hoặc hỏi ý kiến của công chức địa chính xã, phường, thị trấn).
  • Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
Pháp luật quy đihj về quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. – ảnh minh hoạ: Internet

4. Quyền sử dụng hạn chế đối với đất liền kề

Căn cứ vào điều 171 luật đất đai 2013:

“Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này”.

Như vậy, quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề gồm: quyền về lối đi, quyền cấp, thoát nước, quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác, quyền cấp khí ga, quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc.

Ví dụ về quyền lối đi: Hộ gia đình ông A có thửa đất liền kề với thửa đất của hộ gia đình bà B. Do thửa đất của bà B không có lối đi riêng ra đường lớn nên ông A đồng ý cho bà B sử dụng lối đi qua thửa đất của mình để đi lại.

Ví dụ về quyền cấp, thoát nước: Công ty F xây dựng nhà máy trên thửa đất liền kề với khu dân cư. Công ty F có nghĩa vụ đảm bảo hệ thống thoát nước của nhà máy không ảnh hưởng đến khu dân cư.

 

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Đất liền kề là gì? Một số vấn đề liên quan đến đất liền kề. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Đất liền kề là gì? Một số vấn đề liên quan đến đất liền kề, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Nguyễn Văn Thanh