Chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên như thế nào ?

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hiện đang là loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng. Nhiều nhà đầu tư nhận thấy quyền lợi khi có vốn góp trong công ty là rất lớn. Nhất là được chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Để giúp đỡ thành viên thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp dễ dàng hơn, Công ty Luật Thái An xin được tư vấn về thủ tục chuyển nhượng sau đây:

I. Cơ sở pháp lý quy định thủ tục chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Cơ sở pháp lý quy định thủ tục chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên là:

II. Điều kiện chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác bằng các phương thức sau đây:

  • Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

III. Thủ tục chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên như thế nào?

Theo quy định của luật doanh nghiệp công ty tnhh thì thủ tục chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm 5 bước sau đây:

1. Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Bước đầu tiên trong bất cứ quy trình thực hiện thủ tục nào cũng sẽ là chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Dựa vào hồ sơ mà cơ quan có thẩm quyền xem xét có đáp ứng yêu cầu của việc chuyển nhượng vốn hay không. Hồ sơ chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm các loại giấy tờ, văn bản sau đây:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Biên bản họp hội đồng thành viên.
  • Quyết định của hội đồng thành viên
  • Thông báo lập sổ thành viên;
  • Danh sách thành viên;
  • Giấy đề nghị công bố;
  • Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý;
  • Bản công chứng chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
  • Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ

Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là pháp nhân thì cần có thêm:

  • Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức
  • Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng;

2. Nộp hồ sơ chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công ty TNHH 2 thành viên nộp 01 bộ hồ sơ chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Việc nộp hồ sơ đa số sẽ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Công ty TNHH 1 thành viên có thể nộp trực tuyến bằng thức sử dụng tài khoản đăng kí kinh doanh hoặc sử dụng chữ ký số công cộng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng điện tử. 
  • Đối với việc chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài: Cần gửi Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đến Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khi có văn bản chấp thuận mới tiến hành nộp hồ sơ nêu trên kèm theo văn bản chấp thuận.

3. Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp

Sau khi tiếp nhận được hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ thông báo cho người nộp về Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó ghi nhận những nội dung thay đổi về việc chuyển nhượng vốn và các vấn đề liên quan đến công ty TNHH 2 thành viên.

chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Làm thế nào để chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên một cách hợp pháp – Ảnh minh họa: Internet.

4. Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên Phòng đăng ký kinh doanh

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đi nhận kết quả cần mang Giấy xác nhận mà Phòng Đăng ký kinh doanh đã gửi, giấy tờ cá nhân bản gốc (chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người nhận hồ sơ để nhận kết quả.

5. Công bố thông tin việc chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Những thông tin được thay đổi sẽ tương đương với thông tin trong hồ sơ đã nộp.

IV. Lệ phí chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Mức phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Biểu phí, lệ phí đã ban hành.

Thông thường, lệ phí cho một bộ hồ sơ là 50.000 đồng khi nộp trực tiếp tại Phòng đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hồ sơ được nộp trực tuyến qua Cổng thông tin dịch vụ về đăng ký kinh doanh thì sẽ được miễn lệ phí. Ngoài ra, các trường hợp được miễn lệ phí bao gồm:

  • Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.

V. Chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên có phải nộp thuế ?

Khi chuyển nhượng vốn góp, người chuyển nhượng nếu có gia tăng thu nhập thì phần thu nhập gia tăng đó chịu thuế: cá nhân chuyển nhượng chịu thuế thu nhập cá nhân, tổ chức chuyển nhượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:

[Thuế] = 20% x [Thu nhập chịu thuế]

[Thu nhập chịu thuế] = [Giá chuyển nhượng] – [Giá mua của phần vốn chuyển nhượng] – [Chi phí chuyển nhượng]

Trong đó:

Giá chuyển nhượng

  • Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.
  • Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
  • Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợpkhác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:

  • Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.

Chi phí chuyển nhượng

  • Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóađơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền).
  • Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

 

Trên đây là tư vấn của bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp của chúng tôi về thủ tục chuyển nhượng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Nguyễn Văn Thanh