Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư 2020
Việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bước quan trọng đầu tiên cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Quá trình này bao gồm việc nộp hồ sơ đăng ký đầu tư, bao gồm kế hoạch kinh doanh, thông tin về nhà đầu tư, và các tài liệu pháp lý liên quan tới dự án đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, phê duyệt hồ sơ và cấp giấy chứng nhận, từ đó chính thức hóa quyền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này đảm bảo rằng dự án đầu tư tuân thủ đúng pháp luật và góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Căn cứ pháp lý quy định về việc sin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là các văn bản pháp luật sau đây:
- Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
- Luật Đầu tư năm 2020
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư 2020
- Các nghị định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia
2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư (còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư) là văn bản xác nhận những thông tin về Dự án đầu tư của Nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư nước ngoài và/hoặc nhà đầu tư trong nước) khi đầu tư tại Việt Nam.
Giấy phép đầu tư nước ngoài là văn bản xác nhận những thông tin về Dự án đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.
Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư nói chung và Giấy phép đầu tư nước ngoài bao gồm các thông tin sau:
- Tên Dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư;
- Mã số Dự án đầu tư;
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
- Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);
- Hình thức hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
>>> Xem thêm:
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư: Các quy định cần biết !
3. Trường hợp nào phải cấp xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài?
a. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này. Theo đó:
Tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp) phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu doanh nghiêp đó thuộc một trong các trường hợp:- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Theo đó, các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; hoặc các dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 sẽ thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ giấy phép đầu tư nước ngoài.
b. Các trường hợp KHÔNG phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư 2020. Theo đó “Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC”
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Điều kiện thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về ngành nghề đầu tư kinh doanh như sau:
- Nhà đầu tư không đầu tư kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Cần lưu ý các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối: phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức như giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chihr, văn bản xác nhận/chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cần lưu ý các ngành nghề kinh doanh hạn chế đầu tư nước ngoài gồm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Để có thể kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư.
>>> Xem thêm:
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài
4. Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Thành lập tổ chức kinh tế mới: Nhà đầu tư có thể thành lập một tổ chức kinh tế mới (thành lập công ty mới vốn nước ngoài), có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh … Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư.
- Góp vốn vào công ty Việt Nam: Nhà đầu tư có thể góp vốn vào công ty Việt nam dưới các hình thức sau:
- Nhận chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh
- Nhận chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Để có thêm thông tin, mời bạn đọc bài viết Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.
- Đầu tư theo hợp đồng công tư (hợp đồng PPP): Hình thức đầu tư công tư này phù hợp trong lĩnh vực hạ tầng, đối với các dự án xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý, vận hành các công trình hạ tầng. Nhà đầu tư có thể ký hơp đồng đối tác công tư (PPP) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư đó.
- Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC): Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đối tác Việt Nam, theo đó các bên thành lập ban điều phối để phối hợp thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban điều phối này do các bên thỏa thuận.
5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài
Pháp luật quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài như sau, tùy vào vị trí địa lý, tính chất và quy mô của dự án đầu tư:
a. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy phép đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Giấy phép đầu tư nước ngoài) đối với các dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
b. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
c. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài đối với dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
6. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư / Giấy phép đầu tư nước ngoài như thế nào?
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (thủ tục cấp giấy phép đầu tư nước ngoài) là khác nhau đối với hai loại dự án sau đây:
- dự án thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư
- dự án không thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư
Để biết dự án đầu tư nào thuộc loại phải xin chủ trương đầu tư, bạn vui lòng đọc bài viết sau:
Xin chấp thuận chủ trương đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020
Đối với dự án phải xin chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải xin chủ trương đầu tư trước rồi mới xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài.
a. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài đối với dự án thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư
Nếu dự án thuộc loại phải xin cấp chủ trương đầu tư thì để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ giấy phép đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Xin cấp chủ trương đầu tư
Bước này chỉ áp dụng đối với những dự án lớn có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, kinh tế xã hội mà thôi. Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư là khác nhau. Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư được giao cho ba chủ thể đó là: Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Sau được cấp chủ trương đầu tư thì chủ dự án phải thực hiện bước tiếp theo là xin cấp Giấy chứng nhậm đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài được quy định tại điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở chính. Sau khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp thì Chủ đầu tư cần tiến hành thủ tục khắc dấu, kê khai thuế ban đầu.
b. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài đối với dự án thuộc diện không phải xin chủ trương đầu tư
Đối với dự án thuộc diện không phải xin chủ trương đầu tư thì thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài đơn giản hơn, gồm bước 2 và 3 như trên mà không cần thực hiện bước 1.
7. Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài
Công ty luật Thái An cung cấp dịch vụ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài như sau:
Luật sư Công ty Luật Thái An thực hiện các công việc liên quan đến việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy phép đầu tư nước ngoài như sau:
- Tư vấn điều kiện chủ thể thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài
- Tư vấn ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty
- Tư vấn loại hình doanh nghiệp khi thành lập mới
- Tư vấn trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài
- Tư vấn cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Tư vấn, soạn thảo, rà soát hồ sơ tài liệu khi tiến hành thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài
- Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, tài liệu, trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài
- Đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thuế ban đầu
- Tiến hành các hoạt động xin cấp giấy phép lao động cho các chủ thể lao động nước ngoài trong công ty.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ UY TÍN!
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024