5 phương thức thanh toán trong hợp đồng
Phương thức thanh toán là cách thức mà một bên sẽ trả tiền cho bên kia. Đối với các loại hợp đồng thì việc chỉ ra phương thức thanh toán là không thể thiếu. Việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp giúp cho việc thực hiện hợp đồng được suôn sẻ. Để làm rõ hơn, Công ty Luật Thái An xin chia sẻ tới bạn đọc quy định về phương thức thanh toán trong hợp đồng trong bài viết dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về phương thức thanh toán trong hợp đồng
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về phương thức thanh toán trong hợp đồng là các văn bản pháp luật sau:
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại 2005;
2. Phương thức thanh toán trong hợp đồng là gì?
Trong đa số trường hợp, hợp đồng là hình thức giao kết giữa các bên nhằm mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ. Các điều khoản về thanh toán là những phần rất quan trọng của hợp đồng. Ngoài việc quy định các lần thanh toán sao cho chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên thì hợp đồng cũng cần chỉ ra phương thức thanh toán được bên mua hàng hoặc mua dịch vụ chấp thuận. Phương thức thanh toán là cách thức một bên sẽ trả tiền cho bên kia một cách hợp pháp.
3. Có các phương thức thanh toán nào áp dụng trong hợp đồng?
Có 5 phương thức thanh toán trong hợp đồng cơ bản.
a. Phương thức thanh toán tiền mặt:
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất: thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có khoảng cách địa lý gần nhau và giá trị thanh toán hạn chế (nhỏ hơn 20 triệu đồng Việt Nam). Khoản thanh toán giá trị từ 20 triệu trở lên bằng tiền mặt không được coi là chi phí hợp lệ của doanh nghiệp.
Theo qui định tại Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 doanh nghiệp được trừ khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng điều kiện:
“b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”
b. Phương thức thanh toán bằng séc:
Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó yêu cầu trích từ tài khoản của mình số tiền nhất định để trả cho người cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho người chỉ định trên tờ mệnh lệnh đó. Séc được sử dụng rộng rãi ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển.
c. Phương thức thanh toán chuyển tiền:
Phương thức thanh toán chuyển tiền là việc người trả tiền yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm nhất định.
Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng:
- Điện báo (Telegraphic Transfer T/T)
- Thư báo (Mail transfer – M/T)
Phương thức này đơn giản, được áp dụng khi hai bên mua bán có lòng tin với nhau rất cao. Bởi vậy, nó ít được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu mà được sử dụng khi trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng, tiền bồi thường.
d. Phương thức thanh toán nhờ thu:
Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi yêu cầu ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức thành sử dụng nhiều trong thương mại quốc tế.
>>> Xem ngay:
Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn
Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán mà theo đó người bán (nhà xuất khẩu) sau khi gửi hàng hoá cho người mua (nhà nhập khẩu), chỉ kí phát tờ hối phiếu đòi tiền người mua và yêu cầu ngân hàng thu hộ mình số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó mà không kèm theo bất kì điều kiện nào về việc trả tiền.
Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà theo đó người bán (người xuất khẩu) nhờ ngân hàng thu hộ mình số tiền từ người mua (người nhập khẩu) căn cứ không chỉ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm hối phiếu, với điều kiện nếu người mua đồng ý trả liền hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng (tiến hành việc nhờ thu) mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để đi nhận hàng.
đ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Ngân hàng mở tín dụng theo yêu cầu của một khách hàng sẽ trả tiền cho người thứ ba. Thư tín dụng (L/C) là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn nhất định.
Ngân hàng theo yêu cầu của mỗi ngân hàng khác sẽ cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lênh của người thứ ba đó, hoặc sẽ trả, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho một ngân hàng thanh toán; chấp nhận và thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ với điều kiện chúng phù hợp với tất cả mọi quy định và điều kiện của thư tín dụng.
>>> Xem ngay: Phương thức tín dụng chứng từ (LC) trong thanh toán quốc tế
Trên đây là phần tư vấn về các phương thức thanh toán trong cuộc sống nói chung và trong thực hiện hợp đồng nói riêng. Nếu cần được tư vấn hợp đồng cũng như các vấn đề liên quan, bạn có thể gọi điện tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An.
Ngoài ra, đồng tiền thanh toán cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu tâm. Pháp luật Việt Nam có những quy định chặt chẽ về việc này, chúng tôi trình bầy cụ thể trong bài viết sau:
3. Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng của Luật Thái An
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý hợp đồng và thực hiện dịch vụ soạn thảo hợp đồng, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu rõ các quy định trong hợp đồng để soạn thảo hợp đồng một cách dễ dàng, chặt chẽ, hợp lý nhất.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
___Đối tác pháp lý tin cậy___
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024