Hợp đồng xuất khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết

Việt Nam hàng năm xuất khẩu và nhập khẩu nhiều loại hàng hoá để phục vụ cho một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng. Với mỗi giao dịch xuất, nhập khẩu như vậy, các bên cần giao kết hợp đồng xuất, nhập khẩu, là một loại hợp đồng ngoại thương. Loại hợp đồng này có những điều khoản đặc thù, riêng có. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng xuất khẩu (một loại Hợp đồng ngoại thương):

1. Khái niệm hợp đồng xuất khẩu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì:

“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.

Theo đó, xuất khẩu là một trong các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế.

Định nghĩa về hoạt động xuất khẩu hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 như sau:

“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

  1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

  2. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.”

Khách hàng cần hiểu thế nào là hợp đồng xuất khẩu?
Khách hàng cần hiểu thế nào là hợp đồng xuất khẩu? – Nguồn: Luật Thái An

Theo đó, có thể khái quát khái niệm của hợp đồng xuất khẩu như sau:

  • Hợp đồng xuất khẩu là văn bản thỏa thuận giữa các bên nhằm đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật..Hợp đồng xuất khẩu còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương.
  • Đây là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định: bên bán: phải cung cấp hàng hóa,chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua: phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Hợp đồng này còn được gọi là hợp đồng ngoại thương.

Hợp đồng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015Luật thương mại 2005.

Chủ thể của hợp đồng là Bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu). Chủ thể của hợp đồng xuất khẩu thường có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, nhưng là không bắt buộc và vẫn có thể nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc Gia hoặc vùng lãnh thổ.

Đối tượng của hợp đồng xuất khẩu là Hàng hóa – tài sản được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.

  • Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nếu là hàng hóa được quản lý bằng hạn ngạch thì bắt buộc phải có phiếu hạn ngạch.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu chỉ được ký kết hợp đồng mua bán đối với những mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.

2. Hình thức của hợp đồng xuất khẩu

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói riêng phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

3. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng xuất khẩu

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng xuất khẩu là Đối tượng xuất khẩu; Thời gia, địa điểm giao nhận hàng hoá; Giá cả, phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán; Bao gói và ký hiệu hàng hoá; Bảo hiểm, bảo hành hàng hóa (nếu có); Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng…

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng xuất khẩu là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng xuất khẩu không thể giao kết được.

Ngoài ra, có những điều khoản mà các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng xuất khẩu.

a. Đối tượng của hợp đồng xuất khẩu:

Hai bên thỏa thuận với nhau về những loại hàng hóa sẽ được xuất khẩu. Lưu ý: trong hợp đồng xuất  khẩu cần miêu tả rõ thông tin của loại hàng hóa đó như tên, kích thước, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ, điều kiện bảo quản, khối lượng, số lượng, đơn vị tính,…

b. Thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng xuất khẩu:

Trong hợp đồng xuất khẩu, hai bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm giao và nhận, cần ghi rõ thông tin về địa chỉ sẽ được giao nhận đối với mỗi lần giao nhận. Đối với chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa của hợp đồng ngoại thương như chi phí xếp dỡ, chi phí kiểm đếm,… thì các bên trong hợp đồng thỏa thuận với nhau về bên phải chịu chi phí.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cần có
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cần có – Nguồn: Luật Thái An

>>> Xem thêm:  Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

c. Giá cả, phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu:

Hai bên thỏa thuận với nhau về giá cả đối với từng loại hàng hóa, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ,…

Bên mua phải thanh toán cho bên bán số tiền (ghi rõ số, chữ, đơn vị tiền tệ) tương ứng với giá trị số lượng hàng hóa giao ghi trong hóa đơn trong thời gian mà hai bên hợp đồng đã thỏa thuận. Hai bên có thể thỏa thuận về số lần thanh toán, mức thanh toán của mỗi lần, thời gian thanh toán cụ thể, cách thức thanh toán…

>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Đối với trường hợp nợ thanh toán thì bên bán có thể dừng giao hàng hóa cho đến khi bên mua thanh toán sao cho tổng số nợ tồn và giá trị đặt sản phẩm mới nằm trong mức nợ được giới hạn mà hai bên đã thỏa thuận.

Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn thời gian thỏa thuận thì bên mua phải chịu thêm lãi suất quá hạn mà hai bên thỏa thuận.

hợp đồng xuất nhập khẩu
Hợp đồng xuất nhập khẩu là loại hợp đồng cần thiết cho các giao dịch liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa – Ảnh minh họa: Internet.

d. Bao gói và ký hiệu trong hợp đồng xuất khẩu:

Hai bên thỏa thuận với nhau chi tiết về các thức đóng gói đối với hàng hóa, quy trình đóng gói để đảm bảo hàng hóa của hợp đồng ngoại thương được bảo vệ một cách trọn vẹn không bị hư hại.

Đối với ký hiệu thì hai bên cần thỏa thuận rõ thông tin ký hiệu được sử dụng để tránh nhầm lẫn với các kiện hàng hóa khác, trong đó bao gồm: tên người gửi, số hợp đồng, số kiện hàng, trọng lượng, cảng đến, người nhận hàng, kích thước hàng hóa,…

Hai bên thỏa thuận về việc bên sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa.

đ. Bảo hiểm, bảo hành hàng hóa (nếu có) trong hợp đồng xuất khẩu

Hai bên thỏa thuận về các điều kiện, thời gian để hàng hóa được bảo hiểm hoặc bảo hành, bên phải chịu trách nhiệm cho việc mua bảo hiểm hay bảo hành đối với hàng hóa có chế độ bảo hành.

>>> Xem thêm: Quy định về bảo hành trong hợp đồng

e. Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng xuất khẩu

  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.
  • Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
  • Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.

f. Trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng xuất khẩu:

  • Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên bán cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo thỏa thuận.
  • Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bên bán có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng theo thỏa thuận.

4. Các điều khoản thông thường của hợp đồng xuất khẩu

Các điều khoản thông thường của hợp đồng xuất khẩu là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng xuất khẩu các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng xuất khẩu  có thể là:

5. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng xuất khẩu

Khi tiến hành giao kết hợp đồng xuất khẩu, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một số điều khoản tùy nghi của hợp đồng xuất khẩu
Một số điều khoản tùy nghi của hợp đồng xuất khẩu – Nguồn: Luật Thái An

Các điều khoản thông thường của hợp đồng xuất khẩu có thể là:

>>> Xem thêm:MẪU HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

6. Điều kiện để hợp đồng xuất khẩu có hiệu lực

Theo quy định tại Điều 117 Bộ Luật Dân Sự 2015, quy định các giao dịch dân sự nói chung và giao dịch từ hợp đồng nhập khẩu chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Các chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự và phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự phải trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được phép vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, không được trái với các quy chuẩn đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự có hiệu lực trong trường hợp được quy định trong pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết Nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó.

7. Những lưu ý khác khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa

Khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ những lưu ý như sau.

  • Xin giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa:

Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những mặt hàng thông thường. Nhưng đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt, hàng hạn chế hay xuất khẩu có điều kiện thì cần xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa và giao/ nhận hàng xuất – nhập khẩu;
  • Thuê phương tiện vận tải;
  • Mua bảo hiểm đối với hàng hóa;
  • Làm thủ tục hải quan: Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu cần khai hải quan cho lô hàng cần xuất khẩu, việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo các quy định của quốc gia sở tại.
  • Xác nhận thanh toán: Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là thanh toán vì vậy, cần kiểm tra kỹ hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hạn chế rủi ro thanh toán xảy ra.

Trên đây là tổng hợp các quy định về hợp đồng xuất khẩu. Để được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

8.  Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An

Đội ngũ Luật sư tư vấn của Công ty Luật Thái An có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật hợp đồng luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Việc soạn thảo dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ giúp 2 bên thể hiện văn hóa trong mua bán, và dự liệu được những gì đối tác muốn trước khi đàm phán, kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về hợp đồng xuất nhập khẩu, soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại nói chung vlà vô cùng cần thiết bởi bạn sẽ hiểu rõ và bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>>> Xem thêm:Dịch vụ tư vấn hợp đồng

>>> HÃY GỌI NGAY TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!

Nguyễn Văn Thanh