Bổ sung ngành nghề kinh doanh được thực hiện khi doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển kinh doanh thêm nhiều ngành nghề khác nhau. Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh quy định của pháp luật.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Theo đó, doanh nghiệp không được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, bởi nếu như thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngành nghề kinh doanh bị cấm được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Hiện nay, hệ thống ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn một trong các ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi có nhu cầu mở rộng phát triển, kinh doanh thêm các ngành nghề nhiều hơn ngành nghề đã thông báo trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp thì doanh nghiệp hoàn toàn được quyền bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
Dưới đây là các trường hợp doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh, bao gồm:
- Bổ sung ngành nghề kinh doanh: Đây là trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh thêm các ngành nghề nhiều hơn ngành nghề đã thông báo trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp;
- Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh: Đối với một số ngành nghề kinh doanh chưa rõ ràng, thường có chữ “khác” hoặc “chưa được phân vào đâu” khi ghi mã ngành sẽ phải có chi tiết theo ngành nghề cấp 5. Nếu chưa ghi rõ thì sẽ phải bổ sung chi tiết ngành nghề.
- Rút ngành nghề kinh doanh: Trong một số trường hợp, nếu doanh nghiệp đăng ký nhiều ngành nghề, nhưng không có hoạt động hoặc chưa đủ điều kiện hoạt động hoặc có nguy cơ sẽ bị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra hoặc gây ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp thì doanh nghiệp làm thủ tục rút bớt ngành, nghề kinh doanh trên hệ thống
Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp lưu ý cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Ngành nghề kinh doanh bổ sung không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh
- Không bổ sung các ngành nghề kinh doanh đã có sẵn.
- Ngành nghề kinh doanh bổ sung được lựa chọn theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
- Danh sách ngành nghề kinh doanh bổ sung phải được công ty thông qua hợp lệ
Doanh nghiệp cần bổ sung ngành nghề kinh doanh hãy đến ngay với dịch vụ của Công ty Luật Thái An chúng tôi. Sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, vừa không phải làm bất cứ một công việc rườm rà nào. Luật Thái An chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất cho Quý khách hàng.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ VỀ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
🔇 You have received a notification № 726. Go >>> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=da2ebb6e9c51318e530528730633e7e8& 🔇 –
qf7owd
⌨ You have 1 message(-s) № 694. Read >> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=da2ebb6e9c51318e530528730633e7e8& ⌨ –
d01u45