Chuyển nhượng hợp đồng với hai phương thức
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội mà việc giao thương, mua bán, đầu tư kinh doanh ngày càng tăng lên. Cùng với đó là việc ký kết các loại hợp đồng ngày càng nhiều. Bên cạnh việc các bên trực tiếp ký kết các hợp đồng với nhau để thực hiện mục đích chung, thì có trường hợp, các nhà đầu tư lựa chọn việc nhận chuyển nhượng hợp đồng từ một trong các chủ thể đã ký kết hợp đồng trước đó.
Trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về quy định về chuyển nhượng hợp đồng.
1. Chuyển nhượng hợp đồng là gì?
Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm về “chuyển nhượng hợp đồng“. Tuy nhiên, có thể hiểu, chuyển nhượng hợp đồng là việc cá nhân, tổ chức chuyển nhượng lại các đối tượng của hợp đồng đã ký trước đó (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng) cho một tổ chức, cá nhân khác.
Thực tế hiện nay có những trường hợp chuyển nhượng hợp đồng phổ biến như:
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ
- Chuyển nhượng hợp đồng thi công, Hợp đồng xây dựng
- Chuyển nhượng Hợp đồng thuê, cho thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn
- Chuyển nhượng hợp đồng kinh tế ví dụ như: Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Hợp đồng thương mại, Hợp đồng thuê, cho thuê….
2. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng
Thông thường, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba sẽ do các bên ban đầu đã thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản được phép chuyển nhượng (điều kiện chuyển nhượng theo thỏa thuận của các bên). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cũng có thể thoả thuận chuyển nhượng hợp đồng: các bên trong hợp đồng ban đầu, bên thứ ba nhận chuyển nhượng.
Hợp đồng tiếp tục tồn tại chỉ có điều là có sự thay đổi các bên trong hợp đồng.
Tuy nhiên, tùy từng loại hợp đồng ban đầu mà điều kiện chuyển nhượng của hợp đồng cũng khác nhau do các hợp đồng này được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Chằng hạn như: Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, Hợp đồng thuê, cho thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn thì phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai 2013, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật Nhà ở năm 2014…Điều kiện chuyển nhượng Hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020; Luật đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn khác.
3. Chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng không sửa đổi hoặc chuyển nhượng hợp đồng có sửa đổi
Trong thực tế, các bên mong muốn chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng hiện có mà không sửa đổi gì hoặc chuyển nhượng hợp đồng nhưng có sửa đổi:
a. Chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng và không sửa đổi
Có thể hiểu chuyển nhượng hợp đồng trong trường hợp này là chuyến giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng cho một bên nhận chuyển nhượng nếu được sự chấp thuận của bên còn lại trong hợp đồng. Thực chất, hợp đồng tiếp tục tồn tại chỉ có điều là có sự thay đổi các bên trong hợp đồng.
Về mặt thủ tục thực hiện thì có hai cách như sau:
- Soạn văn bản thông báo của bên chuyển nhượng cho bên còn lại với sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng. Không cần có sự tham gia của bên nhận chuyển nhượng. Hoặc:
- Soạn văn bản sửa đổi hợp đồng với chữ ký của các bên trong hợp đồng ban đầu và bên nhận chuyển giao.
b. Chuyển nhượng hợp đồng và sửa đổi
Đây là trường hợp chuyển nhượng hợp đồng đồng thời sửa đổi nội dung của nó. Thực chất, hợp đồng cũ chấm dứt và có một hợp đồng mới giữa các bên còn lại trong hợp đồng với bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng mới có thể có nội dung khác so với hợp đồng cũ.
Cần lưu ý là cần có văn bản thể hiện việc bên còn lại trong hợp đồng (bên không tham gia chuyển nhượng) đồng ý với việc chấm dứt hợp đồng cũ.
>>> Xem thêm: Sửa đổi bổ sung hợp đồng
4. Chuyển nhượng hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba
Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba là một trường hợp đặc biệt liên quan đến chuyển nhượng hợp đồng.
Bộ Luật dân sự 2015 quy định khi sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba thì cần sự chấp thuận của bên thứ ba có lợi ích trong hợp đồng.
Việc chuyển giao mọi quyền và nghĩa vụ có bị coi là sửa đổi hoặc hủy bỏ họp đồng hay không không hoàn toàn rõ ràng: Nếu không bị coi là sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng thì không cần sự chấp thuận của bên thứ ba. Nếu coi việc chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ hợp đồng cũng là một hình thức sửa đổi hợp đồng, thì phải có sự chấp thuận của bên thứ ba.
Nếu các bên thoả thuận chuyển nhượng hợp đồng, đồng thời thay đổi một số nội dung thì nhất thiết phải được sự chấp thuận của bên thứ ba.
5. Luật sư tư vấn chuyển nhượng hợp đồng
Có thể thấy là việc chuyển nhượng hợp đồng là một thủ tục pháp lý không đơn giản. Bạn cần có hiểu biết về hợp đồng đồng thời có chuyên gia pháp lý hỗ trợ để tư vấn, đàm phán và soạn thảo các văn bản liên quan.
Luật sư tư vấn chuyển nhượng hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình chuyển nhượng diễn ra suôn sẻ, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Luật sư tư vấn sẽ giúp các bên xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ, rủi ro và trách nhiệm sau khi chuyển nhượng.
Họ cũng sẽ kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng, đánh giá tác động pháp lý và kinh tế của việc chuyển nhượng, và đưa ra lời khuyên về cách tiếp tục. Với sự hỗ trợ của luật sư, quá trình chuyển nhượng hợp đồng sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả và an toàn hơn cho tất cả các bên liên quan.
Công ty Luật Thái An có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trên của khách hàng cần chuyển nhượng hợp đồng.
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024