Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng phổ biến nhất. Trong số các điều khoản cần lưu tâm là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Cần quy định rõ ràng cụ thể những vấn đề này để tránh tranh chấp sau này. Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này với bạn đọc trong bài viết dưới đây, rút ra từ kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng của mình.
I. Cơ sở pháp lý điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Cơ sở pháp lý điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là các văn bản pháp luật sau:
II. Nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán
Bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có các nghĩa vụ cơ bản sau đây:
a. Nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng
Bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, có nghĩa là hàng hóa không được thuộc một trong các trường hợp sau:
- hàng hóa không phù họp với mục đích sử dụng sử dụng thông thường của các hang hoa cùng chủng loại;
- hàng hóa không phù hợp với mục đích bên mua khi mua hàng từ bên bán;
- hàng hóa không bào đảm chất lượng theo mẫu mà bên mua đã giao cho bên bán;
- hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường;
b. Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa
- Bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có nghĩa vụ giao các chứng từ như: chứng nhân chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…
- Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
- Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận mà các chứng từ này có thiếu sót thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót này trong thời hạn còn lại. Khi bên bán khắc phục những thiếu sót này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
c. Nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn theo như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
d. Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm như đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bán giao hàng lần lượt theo các nguyên tắc sau:
- Đối với hàng hóa gắn liền với đất đai thì giao tại nơi có đất đai
- Giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu có qui định về vận chuyển;
- Giao tại kho nếu biết kho;
- Giao tại nơi kinh doanh hoặc cư trú của bên bán
===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
đ. Nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
Bên bán có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu phát hiện hàng hóa không đúng hợp đồng, bên mua phải thòng báo cho bên bán trong một khoảng thời hạn hợp lý để bên bán khắc phục.
e. Nghĩa vụ đảm bào quyền sở hữu đổi với hàng hóa
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bền bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyên giao.
f. Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
Trường hợp hàng hỏa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải chịu các chi phí về bảo hành, trừ trường họp có thỏa thuận khác.
===>>> Xem thêm: Quy định về bảo hành trong hợp đồng
III. Nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa
a. Nghĩa vụ nhận hàng
Bên mua có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa từ bên bán theo như thỏa thuận.
Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao, nếu bên bán biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Bên bán giao hàng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ thanh toán
Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Bên mua có trách nhiệm thanh toán theo thỏa thuận.
- Địa điểm thanh toán: nếu như không có thỏa thuận thì địa điểm thanh toán là địa điểm kinh doanh của bên bán tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không thì là tại nơi cư trú của bên bán. Nếu việc thanh toán trùng với việc giao hàng hoặc giao chứng từ thì địa điểm thanh toán là địa điểm giao hàng và giao chứng từ.
- Thời hạn thanh toán: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán theo đúng thời hạn như thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng và/hoặc chứng từ.
- Chậm thanh toán: Trường hợp bên mua chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiên chậm trà đỏ theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
- Ngừng thanh toán: Trừ trường hợp cỏ thỏa thuận khác, bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán trong các trường hợp sau:
- Có bằng chứng về việc bên bán lừa dối
- Có bằng chứng về đối tượng của hàng hóa là đối tượng đang bị tranh chấp
- Có bằng chứng bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng
Nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại và chịu các chế tài khác theo quy định.
Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Để tìm hiểu thêm về hợp đồng gia công, bạn hãy đọc bài viết Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa.
Ngoài ra, nếu bạn cần một bản hợp đồng mua bán hàng hóa chặt chẽ, kín kẽ, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của bạn thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của chúng tôi. Bạn có thể tham khảo:
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ tại LINK NÀY
QUY TRÌNH DỊCH VỤ tại LINK NÀY
Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý. Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024