Rà soát hợp đồng để đảm bảo giao dịch an toàn

Rà soát hợp đồng là một hoạt động quan trọng trong quá trình chuẩn bị ký kết hợp đồng. Việc rà soát hợp đồng đảm bảo cho các bên hiểu rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, đồng thời xác định được các rủi ro tiềm ẩn và quản lý rủi ro pháp lý để đảm bảo giao dịch an toàn. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ trong bài viết sau đây:

1. Rà soát hợp đồng là gì?

Ở các nước phát triển, hoạt động rà soát hợp đồng được coi trọng và phải được thực hiện bởi luật sư. Những người làm việc trong môi trường quốc tế thường dùng “review hợp đồng” để chỉ việc rà soát hợp đồng.

Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp chưa hiểu Rà soát hợp đồng là gì? Review hợp đồng là gì ?

Rà soát hợp đồng là quá trình kiểm tra, phân tích và đánh giá toàn bộ nội dung của một hợp đồng trước khi ký kết hoặc trong suốt quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo rằng hợp đồng tuân thủ pháp luật, phù hợp với quyền lợi và lợi ích của các bên tham gia, và không chứa các điểm mù hoặc rủi ro tiềm ẩn. Khái niệm này liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ quyền lợi pháp lý, tài chính và kinh doanh của các bên tham gia hợp đồng.

2. Lợi ích của việc rà soát hợp đồng (review hợp đồng) 

Tầm quan trọng của việc rà soát hợp đồng không thể phủ nhận vì nó đem lại nhiều lợi ích cho các bên trong hợp đồng:

  • Đảm bảo hợp đồng tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành
  • Bảo vệ quyền lợi và ngăn ngừa rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng.
  • Giảm khả năng xẩy ra tranh chấp hoặc vi phạm:
  • Xác định và chỉnh sửa các điểm không rõ ràng, mâu thuẫn trong hợp đồng.

3. Những nội dung cần xem xét khi rà soát hợp đồng

a. Rà soát loại hợp đồng

Trên thực tế có rất nhiều loại hợp đồng với nội dung và hình thức khác nhau như Hợp đồng lao động, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…. Việc hiểu rõ các loại hợp đồng khác nhau là điều cần thiết để rà soát hợp đồng hiệu quả. Việc này liên hệ chặt chẽ với việc xác định đúng căn cứ pháp lý điều chỉnh hợp đồng, chúng tôi trình bầy sau đây:

b. Rà soát căn cứ pháp lý điều chỉnh hợp đồng

Việc kiểm tra các căn cứ pháp lý điều chỉnh hợp đồng khi rà soát hợp đồng sẽ đảm bảo hợp đồng được tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật. Mỗi một loại hợp đồng ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung của Bộ luật dân sự thì cũng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến loại hợp đồng đó. Các luật chuyên ngành có thể là Luật thương mại, Luật đất đai, Luật lao động

c. Rà soát tư cách chủ thể tham gia hợp đồng

Tư cách chủ thể tham gia hợp đồng cần phải được đảm bảo chính xác:

  • Người đại diện ký hợp đồng có thẩm quyền ký kết hay không, nếu không thì phải có giấy uỷ quyền, trường hợp có giấy uỷ quyền thì cần phải kiểm tra cả giấy uỷ quyền để tránh trường hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền dẫn đến vô hiệu.
  • Đối với một số giao dịch, một bên hoặc các bên phải đáp ứng điều kiện nhất định. Thí dụ: Muốn cung cấp dịch vụ môi giới bất động sản thì cá nhân hoặc công ty cung cấp dịch vụ phải có chứng chỉ môi giới hoặc được phép hành nghề… Người nước ngoài không thể ký kết hợp đồng mua đất tại Việt Nam vì như vậy vi phạm điều cấm của pháp luật.
  • Chủ thể ký kết hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay không ? Thí dụ: Nếu một người 16 tuổi thì không thể ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, đất đai… 

>>>Xem thêm: Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng

d. Rà soát hình thức và hiệu lực hợp đồng

  • Hình thức hợp đồng: Tuỳ mỗi loại hợp đồng sẽ có quy định là hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản, bằng văn bản công chứng/chứng thực. Mục đích của việc kiểm tra này là để xem đối với loại hợp đồng đó thì hình thức này đã phù hợp với quy định hay chưa? Thí dụ: Nếu hợp đồng mua bán đất mà không được công chứng thì vô hiệu.
  • Về hiệu lực của hợp đồng thì cần xác định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để tiến hành rà soát kỹ lưỡng. Thí dụ: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư sẽ không có hiệu lực khi chủ đầu tư của dự án chưa đủ điều kiện mở bán căn hộ (chưa hoàn tất thủ tục xin cấp phép xây dựng hoặc chưa xây tầng hầm…)

>>>Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng

đ. Rà soát các điều khoản của hợp đồng

Mặc dù Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên tuy nhiên có một số loại hợp đồng bắt buộc phải có các điều khoản theo Luật quy định ví dụ như Hợp đồng chuyển giao công nghiệp…

Dựa vào loại hợp đồng, các căn cứ pháp lý điều chỉnh hợp đồng để xác định các điều khoản khung mà hợp đồng cần có. Điều khoản hợp đồng nào luật yêu cầu thì bắt buộc hợp đồng phải có, điều khoản nào luật không yêu cầu thì xem thoả thuận của các bên có vi phạm điều cấm của pháp luật hay trái đạo đức xã hội hay không.

Ngoài ra, cũng cần phải xem đến các điều khoản phổ biến mà một hợp đồng luôn có đó là các điều khoản về bất khả kháng; tạm ngừng, đơn phương chấm dứt, chấm dứt hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; giải quyết tranh chấp,…

e.  Rà soát chi tiết các điều khoản trong hợp đồng

Sau khi kiểm tra các điều khoản khung, cần kiểm tra chi tiết tất cả các điều khoản trong hợp đồng. Khi kiểm tra chi tiết cần phải đặt ra những câu hỏi như:

  • luật quy định như thế nào về vấn đề này?
  • thoả thuận của các bên có vi phạm điều cấm của pháp luật không?
  • thoả thuận vậy có đảm bảo được quyền lợi cho bên mình hay không?
  • thoả thuận có thực thi được trên thực tế hay không?
  • thoả thuận có đảm bảo để các bên tuân thủ thực hiện hay không?

f. Kiểm tra ngôn ngữ, không gian trong hợp đồng

Ngôn ngữ trong hợp đồng: Cần rõ ràng, dành mạch, không mơ hồ để đồng bộ cách hiểu giữa các bên, tránh tình trạng một điều khoản có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dẫn đến tình trạng tranh chấp.

Không gian trong hợp đồng: Không được để trống. Bất kỳ chỗ trống (Khoảng trống/Dòng trống/Đoạn trống/Dấu …) nào cũng cần lấp đầy hoặc xoá bỏ. Việc để trống không gian trong hợp đồng rất dễ dẫn đến tình trạng sửa đổi, chèn thêm nội dung… gây hậu quả khó lường.

rà soát hợp đồng
                        Những nội dung cần xem xét khi rà soát hợp đồng- Nguồn: Luật Thái An

4. Cách rà soát hợp đồng hiệu quả

Sau đây là một số lời khuyên về cách rà soát hợp đồng (cachs review hợp đồng) hiệu quả:

  • Phải dành đủ thời gian: Việc rà soát hợp đồng chắc chắn sẽ mất một lượng thời gian đáng kể, đặc biệt là các hợp đồng dài, phức tạp. Nên dành đủ thời gian cho việc rà soát để tránh những sai sót hoặc rủi ro.
  • Rà soát chéo: Một người khác đọc hợp đồng lần đầu tiên có nhiều khả năng phát hiện lỗi hoặc lỗi chính tả nhiều hơn so với người soạn thảo hợp đồng và đã xem xét hợp đồng. Việc rà soát chéo luôn là một giải pháp tốt giúp hợp đồng được đảm bảo pháp lý hơn.
  • Sử dụng công nghệ khi rà soát hợp đồng: Việc sử dụng công nghệ trong rà soát hợp đồng có thể giúp tăng tốc và làm tăng hiệu suất rà soát hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu trực tuyến cung cấp quyền truy cập vào các văn bản pháp luật đang có hiệu lực, các hợp đồng mẫu, tiền lệ pháp lý hay cung cấp các tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình rà soát.
  • Sử dụng dịch vụ tư vấn hợp đồng chuyên nghiệp của luật sư: Khi hợp đồng liên quan đến các vấn đề pháp lý phức tạp, việc tìm kiếm lời khuyên, giải pháp từ các Luật sư, chuyên gia pháp lý có thể mang lại những giá trị vô giá và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

5. Dịch vụ rà soát hợp đồng của Công ty Luật Thái An

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ rà soát tất cả các loại hợp đồng trong các giao dịch đời sống hàng ngày. Với mức phí hợp lý, khách hàng có được dịch vụ trọn gói, không phát sinh thêm phí, đáp ứng mọi yêu cầu hợp lý của khách hàng trong thời gian nhanh nhất bằng các hình thức rà soát hợp đồng online hay tư vấn trực tiếp tại Văn phòng.

>>> Xem thêm: DỊCH VỤ RÀ SOÁT HỢP ĐỒNG CHẤT LƯỢNG

Bên cạnh dịch vụ rà soát hợp đồng, khách hàng có thể chọn lựa thêm các dịch vụ tư vấn khác liên quan tới hợp đồng như: Tư vấn soạn thảo hợp đồng; Tư vấn đàm phán, thương lượng hợp đồng; Tư vấn thực hiện hợp đồng; Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng… và rất nhiều dịch vụ pháp lý khác.

 

Lựa chọn dịch vụ tư vấn hợp đồng của Công ty Luật Thái An là một lựa chọn thông minh, sáng suốt với chi phí ít nhưng chất lượng lại cao.

Nguyễn Văn Thanh