Mẫu hợp đồng gia công hàng hoá
Khi một bên yêu cầu bên kia gia công sản phẩm cho mình thì giữa hai bên cần có hợp đồng gia công làm cơ sở cho giao dịch. Do đó, hợp đồng gia công là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay, trong một nền kinh tế năng động. Hợp đồng gia công cũng có thể phát sinh nhiều tranh chấp nên bạn cần cẩn trọng khi ký kết loại hợp đồng này.
Sau đây, Công ty Luật Thái An, đơn vị chuyên tư vấn soạn thảo hợp đồng, xin gửi tới bạn đọc tham khảo bài viết về mẫu hợp đồng gia công.
1. Cơ sở pháp lý để tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng gia công là gì?
Cơ sở pháp lý để tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng gia công là Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005.
2. Soạn thảo hợp đồng gia công
Các doanh nghiệp cần có hợp đồng gia công thường tìm các mẫu hợp đồng gia công có sẵn trên Internet. Tuy nhiên, sử dụng mẫu mà không hiểu thì rất nguy hiểm. Luật Thái An hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng gia công trong bài viết dưới đây nhằm giúp bạn đọc có thêm hiểu biết:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng gia công
3. Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa như thế nào?
Dưới đây là mẫu hợp đồng gia công để bạn đọc hình dung và tham khảo. Việc soạn hợp đồng cho bên đặt gia công hay bên nhận gia công sẽ ảnh hưởng lớn tới cách xây dựng các điều khoản. Bạn cần xin ý kiến tư vấn của luật sư trước khi sử dụng mẫu hợp đồng gia công.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA
Số: … /…. /HĐGCHH
Căn cứ Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Thương mại số: 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng.
Hôm nay ngày … tháng … năm …, tại ……………………….
Chúng tôi gồm có:
BÊN ĐẶT HÀNG: ……………….………………………………………………………………….
(Sau đây gọi tắt là Bên A)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………….. do ……………. cấp ngày …/…/……
Mã số thuế: ………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………..
Người đại diện: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………
BÊN SẢN XUẤT GIA CÔNG: ……………………………………………………………
(Sau đây gọi tắt là Bên B)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………….. do ……………. cấp ngày …/…/……
Mã số thuế: ………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………..
Người đại diện: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………
Lưu ý quan trọng: Không phải ai cũng có thể ký hợp đồng: Cần đảm bảo là các bên chủ thể hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện để tránh hợp đồng bị vô hiệu.
===>>> Xem thêm: Chủ thể hợp đồng
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG
Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất: ……………………….……………………………
Quy cách phẩm chất: …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Giá trị hợp đồng được hai bên bàn bạc và thống nhất với số tiền: …………….. đồng. (Bằng chữ: ………………………………………………………………..………………………… đồng).
ĐIỀU 2: NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH VÀ PHỤ
2.1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm:
a) Tên từng loại: ……………………..
Số lượng: ……………………. ………
Chất lượng: …………………………..
b) Thời gian giao: ……………………… tại địa điểm: …………………………………….
c) Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do Bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.
2.2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:
a) Tên từng loại: ……………………..
Số lượng: ……………………. ………
Chất lượng: …………………………..
b) Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là: ………………………
ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.
a) Lần 1: Thanh toán …….… % tổng giá trị hợp đồng sau khi hợp đồng được ký kết.
b) Lần 2: Thanh toán …….… % chi phí còn lại sau khi Bên B đã hoàn thành và bàn giao toàn bộ sản phẩm.
===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng
ĐIỀU 4: THỜI GIAN SẢN XUẤT VÀ GIAO SẢN PHẨM
4.1. Thời gian Bên B sản xuất là: …….… ngày, được tính bắt đầu từ ngày Bên A chuyển tiền lần 1 cho Bên B (không bao gồm: ngày lễ, chủ nhật).
Trường hợp thời gian sản xuất thực tế kéo dài hơn so với thời gian ghi trong hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn … (theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành) hoặc do Bên A thay đổi mẫu sản phẩm đã thỏa thuận ban đầu hoặc kéo dài không phải do lỗi của Bên B thì thời gian kéo dài thêm không tính vào thời gian gia công ghi tại hợp đồng này. Thời gian kéo dài sẽ được hai bên thương lượng và lập văn bản ghi nhận thời gian phát sinh thực tế.
4.2. Thời gian giao nhận sản phẩm:
Nếu giao theo đợt thì:
a) Đợt 1: ngày …….… tháng …….… năm …….…;
b) Đợt 2: ngày …….… tháng …….… năm …….… .
Nếu Bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là: ……………………………
Nếu Bên B không giao hàng đúng thời gian, địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí: …………………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 5: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
>>> Xem thêm: Bảo đảm thực hiện hợp đồng
ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
6.1. Quyền của Bên A
Bên A có quyền cử người đại diện kiểm tra, giám sát việc gia công của Bên B, cử chuyển gia để hướng dẫn kỹ thuật, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Bên A nhận lại toàn bộ tài sản gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi Bên B vi phạm nghiêm trong hợp đồng.
>>> Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà Bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng Bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thỏa thuận thì Bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
6.2. Nghĩa vụ của Bên A
Bên A giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
Bên A phải thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng đúng và đầy đủ theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng này.
Bên A chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho Bên B.
>>> Xem thêm: Quyền SHTT đối với đối tượng của hợp đồng
ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
7.1. Quyền của Bên B
Bên B yêu cầu cầu Bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
Bên B yêu cầu Bên A trả đủ tiền công và các chi phí hợp lý khác theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.
Bên B có quyền từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của Bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm nhưng phải báo ngay cho Bên A.
Trường hợp Bên B nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, Bên B được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.
Trường hợp Bên B nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, Bên B được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
7.2. Nghĩa vụ của Bên B
Bên B bảo quản nguyên vật liệu do Bên A cung cấp và hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho Bên A sau khi hoàn thành hợp đồng.
Bên B cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
Bên B báo cho Bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng, từ chối thực hiện gia công nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội, trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra.
Bên B phải đảm bảo đúng tiến độ và giao hàng theo đúng số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên B giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
>>> Xem thêm: Bảo mật hợp đồng
Bên B chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
ĐIỀU 8: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
8.1. Vi phạm về chất lượng: Bên A có quyền yêu cầu Bên B làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu …
8.2. Vi phạm về số lượng: Nguyên vật liệu hư hỏng phải bồi thường nguyên vật liệu theo giá hiện thời.
8.3. Trường hợp một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không do sự kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của một trong hai bên còn lại thì bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ chịu phạt …….… % tổng giá trị hợp đồng.
Trường hợp Bên A tự ý chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên B đã gia công được một phần số lượng sản phẩm thì Bên A phải chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí vật tư, nguyên vật liệu, tiền nhân công mà Bên B đã bỏ ra để thực hiện gia công các sản phẩm đó. Giá dùng để quyết toán các sản phẩm được dựa vào bảng dự toán kèm theo của hợp đồng này.
8.4. Trong trường hợp Bên A chậm thanh toán tiền so với Điều 3 của hợp đồng này thì ngoài số tiền chậm thanh toán Bên A còn phải trả tiền lãi suất đối với số tiền chậm thanh toán theo lãi suất vay quá hạn của Ngân hàng là: ………… % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.
8.5. Trường hợp Bên A có yêu cầu sửa đổi mẫu sản phẩm so với mẫu sản phẩm đã thỏa thuận ban đầu thì Bên A phải chịu chi phí phát sinh tương ứng với phần sửa đổi và đơn giá ghi trên hợp đồng. Thời gian sửa đổi được hai bên thỏa thuận và không tính vào thời gian quy định tại Điều 4 của hợp đồng này
>>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng
ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
9.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
9.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng
ĐIỀU 10: CÁC THỎA THUẬN KHÁC
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐIỀU 11: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………… tháng ………… năm ………… đến ngày ………… tháng ………… năm …………
Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng gia công này vào ngày ………… tháng ………… năm …………
Hợp đồng được lập thành ……… (………) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
>>> Xem ngay: Các điều kiên để hợp đồng có hiệu lực
BÊN A
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
BÊN B (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
5. Dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng gia công
Trên đây là mẫu hợp đồng gia công chung nhất. Hợp đồng gia công rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng.
Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Để tìm hiểu về dịch vụ, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau:
Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý. Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn, đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng gia công, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật về hợp đồng, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: contact@luatthaian.vn.
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024