Giám định trong vụ án dân sự: Các quy định cần biết!
3. Hình thức tiến hành giám định là gì?
Theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc tiến hành giám định có thể tiến hành bằng hai hình thức gồm:
- Trưng cầu giám định: là hình thức do Tòa án tiến hành ra Quyết định trưng cầu giám định khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết. Trong Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
- Yêu cầu giám định là việc đương sự tự mình yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định với điều kiện tiên quyết là đương sự đã yêu cầu Tòa án thực hiện việc trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự.
4. Ai có thẩm quyền tiến hành giám định ?
Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc (căn cứ khoản 4 điều 2 Luật giám định tư pháp 2012).
a. Tổ chức Giám định tư pháp
Các tổ chức giám định tư pháp có thể là công lập hoặc ngoài công lập:
Các tổ chức giám định tư pháp công lập:
Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
- Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập:
Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập có thể là văn phòng giám định tư pháp, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả. Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.
b. Giám định viên tư pháp
Điều kiện để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp:
Theo quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định. Các điều kiện để được bổ nhiệm là giám định viên tư pháp là như sau (căn cứ điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012):
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
- Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thủ tục bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp:
Sau đây là thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- ộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
- Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ quan ở trung ương thuộc phạm vi quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ mình.
- Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Quyền, nghĩa vụ của người giám định
Quyền và nghĩa vụ của người giám định được quy định tại Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó người giám định có quyền sau đây:
- Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết ;
- Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
Bên cạnh những quyền nêu trên thì người giám định cũng có những nghĩa vụ sau:
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
- Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
- Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
- Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định;
- Không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
7. Người giám định vắng mặt Toà án có hoãn phiên toà không?
Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích, triệu tập người này đến phiên tòa để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định.Trường hợp người này vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
(Căn cứ Điều 230 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
8. Kết luận giám định cần đảm bảo điều kiện gì để được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự ?
Khoản 6 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định: Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám
9. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định ai phải nộp?
Tại Điều 159, Điều 160, Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
a. Tiền tạm ứng chi phí giám định
Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự. Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
- Trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định.
- Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
- Trường hợp đương sự tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật.
b. Chi phí giám định
Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật. Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí này được xác định như sau:
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
- Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí.
- Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí.
Chi phí giám định là một trong các chi phí tố tụng dân sự, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau:
10. Tư vấn pháp luật tố tụng dân sự
Trên đây là một số quy định của pháp luật về giám định trong vụ án dân sự. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi để được tư vấn, giải đáp.
Công ty Luật Thái An là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật tố tụng dân sự, dịch vụ luật sư bào chữa/luật sư tranh tụng uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi có
- Đội ngũ luật sư tranh tụng giỏi, có kiến thức và sự am hiểu sâu sắc ở nhiều lĩnh vực pháp luật, cùng với kinh nghiệm tham gia hàng trăm phiên xét xử vụ án dân sự với nhiều tình tiết từ đơn giản đến phức tạp, trên phạm vi cả nước và đã tư vấn, bảo vệ thành công quyền lợi ích cho rất nhiều khách hàng.
- Các Luật sư kinh nghiệm của Công ty Luật Thái An đều rất nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc và tận tâm với nghề. Khách hàng có thể trao đổi, nhờ Luật sư tư vấn giúp đỡ mọi lúc mọi nơi.
- Giá cả dịch vụ luôn hợp lý. Với một mức chi phí phải chăng, khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ pháp lý chất lượng, nhanh chóng, chính xác.
- Thông tin của khách hàng được bảo mật một cách tuyệt đối. Do đó, khách hàng không cần phải lo lắng về vấn đề rò rỉ thông tin khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật Thái An
Ngoài ra, Công ty Luật Thái An còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý khác trong lĩnh vực hình sự, hành chính, đất đai, kinh doanh thương mại, doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ…
Hãy đến ngay với chúng tôi để được trải nghiệm những dịch vụ uy tín, chất lượng!
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan - 31/10/2022
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai - 19/03/2022
- Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay? - 31/10/2021