Người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự
Trong hệ thống tư pháp hình sự, người tiến hành tố tụng là những người có trách nhiệm điều tra, truy tố, và xét xử một cách khách quan và công bằng. Vai trò của họ không chỉ đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan trong mỗi vụ án. Vậy người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự là ai? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Người tiến hành tố tụng là ai?
Khoản 1 Điều 34 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
Tương ứng với từng cơ quan thì người tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 gồm có:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Bộ Luật quy định từng trách nhiệm, quyền hạn cho từng người tiến hành tố tụng, quy định tại Điều 36, 37, 38, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47,48.
Theo đó, xác định nhiệm vụ của người tiến hành tố tụng là:
- Khởi tố vụ án: Quyết định việc khởi tố vụ án hình sự khi có đủ căn cứ.
- Điều tra, thu thập chứng cứ: Thực hiện các hoạt động điều tra để làm rõ sự thật vụ án.
- Truy tố: Chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ để chuyển sang giai đoạn xét xử.
- Xét xử: Đảm bảo tiến trình xét xử diễn ra công bằng, minh bạch và theo đúng pháp luật.
Quyền hạn của người tiến hành tố tụng:
- Quyền yêu cầu: Yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.
- Quyền áp dụng biện pháp tố tụng: Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ chứng cứ.
- Quyền tham gia phiên tòa: Tham gia và điều hành phiên tòa, đặt câu hỏi, tranh luận.
- Quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo và người bị hại.
Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng:
- Trách nhiệm trung thực: Phải thực hiện công việc của mình với sự trung thực, khách quan, không thiên vị.
- Trách nhiệm bảo mật: Bảo mật thông tin liên quan đến vụ án, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
- Trách nhiệm thực hiện đúng quy trình: Thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm bồi thường: Nếu có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến thiệt hại, phải bồi thường theo quy định.
3. Các trường hợp phải từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 49 Bộ Luật tố tụng 2015 quy định người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu:
- Đồng thời là bị hại, bị cáo, là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
4. Người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
Những đối tượng thuộc Điều 50 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 được quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng là:
- Kiểm sát viên.
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
5. Thay đổi người tiến hành tố tụng là Điều tra viên, Cán bộ điều tra
5.1. Điều kiện thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng 2015:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ Luật hình sự 2015 (đã nêu ở phần 3 bên trên);
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
5.2. Thẩm quyền thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
6. Thay đổi người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
6.1. Điều kiện thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy dịnh điều kiện thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 (đã nêu ở phần 3 bên trên);
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
6.2. Thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Khoản 2 Điều 52 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
7. Thay đổi người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Hội thẩm
7.1. Điều kiện thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
Khoản 1 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc thay đổi là:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 (đã nêu ở phần 3 bên trên);
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
- Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
7.2. Thẩm quyền thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
Khoản 2 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm là:
- Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
- Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
8. Thay đổi người tiến hành tố tụng là Thư ký Tòa án
8.1. Điều kiện thay đổi Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 (đã nêu ở phần 3 bên trên);
- Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
8.2. Thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án
Thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015:
- Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
- Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
- Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Người tiến hành tố tụng hình sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và thượng tôn pháp luật.
Khi gặp phải vụ án hình sự, hãy liên hệ với Luật Thái An để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, giúp bạn bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.
Luật Thái An với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật hình sự sẽ đồng hành cùng bạn, đảm bảo quyền lợi và mang lại sự công bằng trong quá trình tố tụng.
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan - 31/10/2022
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai - 19/03/2022
- Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay? - 31/10/2021