Các quy định của pháp luật khi thành lập hợp tác xã được thể hiện trong Luật hợp tác xã 2012 và một số các văn bản pháp luật khác liên quan. Trong đó đã ghi nhận khá đầy đủ các vấn đề pháp lý khi thành lập hợp tác xã. Để cho bạn đọc cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập hợp tác xã .
1. Cơ sở pháp lý khi thành lập hợp tác xã
Cơ sở pháp lý khi thành lập hợp tác xã là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Hợp tác xã 2012
- Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của của Nghị định 193/2013
- Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
3. Điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh
Bạn cần tìm hiểu xem là đối với ngàng nghề kinh doanh của mình thì pháp luật có quy định điều kiện gì không ? Nếu là ngành nghề có điều kiện thì trước khi đi vào hoạt động, hợp tác xã cần làm thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã
a) Về tên của hợp tác xã:
Tên khi thành lập hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên của hợp tác xã mới không được trùng với tên hợp tác xã đã đăng ký trong phạm vi cả nước. Tên trùng là tên của hợp tác xã được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã đã đăng.
===>>> Xem thêm: Quy định về tên hợp tác xã
b) Về ngành nghề kinh doanh:
Khi thành lập hợp tác xã cần chỉ ra mã ngành cấp 4 theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
c) Về vốn điều lệ và góp vốn:
Vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành khi thành lập hợp tác xã. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của hợp tác xã khi tham gia đấu thầu.
===>>> Xem thêm: Vốn của hợp tác xã
Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
d) Về phân chia thu nhập của hợp tác xã:
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;
- Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
- Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:
- Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- Phần còn lại được chia theo vốn góp;
- Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;
===>>> Xem thêm: Tài sản không chia của hợp tác xã
e) Về địa điểm đặt trụ sở hợp tác xã:
Khi thành lập hợp tác xã cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
f) Về người đại diện theo pháp luật:
Chủ tịch Hội đồng quản trị khi thành lập hợp tác xã là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.
g) Về số lượng thành viên hợp tác xã:
Khi thành lập hợp tác xã cần có tối thiểu 7 thành viên
===>>> Xem thêm: Quy định về thành viên hợp tác xã
h) Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã:
Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
===>>> Xem thêm: Cơ cấu tổ chức hợp tác xã
i) Về chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, khi thành lập hợp tác xã thì có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diên tại các địa phương khác ngoài trụ sở chính.
5. Đăng ký khi thành lập hợp tác xã
a) Cơ quan đăng ký hợp tác xã
Khi thành lập hợp tác xã cần đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã
- Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.
c) Thời hạn
Thời gian để xin Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
d) Đăng ký con dấu của hợp tác xã
Cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi hợp tác xã đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp dấu cho hợp tác xã.
===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hợp tác xã

6. Xin “giấy phép con”
Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì khi thành lập hợp tác xã phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:
a) Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh
Như đã nêu ở trên, nếu ngành nghề kinh của hợp tác xã là ngành nghề có điều kiện thì bạn cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
b) Giấy phép đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh:
Tùy theo hợp tác xã của bạn sản xuất/kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì mà bạn cần xin giấy phép con đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh của hợp tác xã. Các giấy phép đó có thể là:
– Đánh giá tác động môi trường:
Đối với các hợp tác xã sản xuất hàng hóa mà tạo ra chất thải nguy hại cho môi trường thì cần thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Môi trường. Hợp tác xã có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của hợp tác xã thuộc về UBND cấp tỉnh nơi hợp tác xã hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Giấy phép phòng cháy chữa cháy:
Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
– Giấy phép an toàn thực phẩm:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.
7. Công bố sản phẩm:
a) Nếu hợp tác xã sản xuất thực phẩm:
Khi sản xuất thực phẩm thì để có thể đưa sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường, hợp tác xã cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Về cơ bản, hợp tác xã cần:
- thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại cơ sở được cấp phép
- công bố kết quả đó trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
- nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm
Đối với các sản phẩm sau đây thì cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng:
- thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
b) Nếu sản phẩm của hợp tác xã không phải là thực phẩm:
- Công bố hợp chuẩn: Hợp tác xã tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn không phải là bắt buộc.
- Công bố hợp quy: Hợp tác xã thực hiện thủ tục để cơ quan chuyên ngành công nhận sản phẩm là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Đây là thủ tục bắt buộc, tiên quyết để đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
8. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Khi thành lập hợp tác xã có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:
- bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
- bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
- bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- bảo hộ đối với nhãn hiệu
- bảo hộ đối với giống cây trồng, vật nuôi
Với việc bảo hộ này, hợp tác xã có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.
9. Đăng ký mã số mã vạch:
Việc đăng ký mã số mã vạch khi thành lập hợp tác xã sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, hợp tác xã dễ dàng quản lý sản phẩm…
===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch
10. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với hợp tác xã
a) Lập hồ sơ khai thuế ban đầu
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi hợp tác xã đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.
===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.
b) Lệ phí môn bài:
- Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c) Thuế VAT:
Thuế suất thông thường là 10% đối với hàng hóa, dịch vụ hợp tác xã cung cấp.
===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
Một số sản phẩm không thuộc diện phải chịu thuế VAT, đó là:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
- Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.
- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.
Nếu hợp tác xã sản xuất các hàng hóa, dịch vụ sau thì được áp thuế suất VAT ưu đãi 5%, đó là:
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến
- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng …
- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
Các trường hợp miễn thuế thu nhập về thành lập hợp tác xã: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Các hợp tác xã này phải đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn.
===>>> Xem thêm: Danh sách địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Áp dụng nếu hợp tác xã sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thí dụ bài lá, vàng mã, hàng mã…)
e) Thuế xuất nhập khẩu:
Áp dụng nếu hợp tác xã xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu. Lưu ý là hợp tác xã có thể được hưởng thuế suất xuất khẩu ưu đãi sang các nước thuộc Liên minh Châu Âu giai đoạn 2020-2022 trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA.
f) Thuế tài nguyên:
Áp dụng nếu hợp tác xã có hoạt động khai thác, bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại và không kim loại, dầu thô, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác.
g) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Áp dụng nếu hợp tác xã sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh.
===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Các đối tượng sau thuộc diện không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
- Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
- Đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
11. Ưu đãi đầu tư về thành lập hợp tác xã như thế nào?
Nhà nước có chính sách ưu đãi khi thành lập hợp tác xã như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
- Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
- Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
- Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
Đối với về thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
- Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Ưu đãi về tín dụng;
- Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;
- Chế biến sản phẩm.
12. Dịch vụ khi thành lập hợp tác xã
Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ thành lập hợp tác xã với uy tín, chất lượng với thủ tục hồ sơ nhanh gọn, chi phí rất thấp.
===>>> Xem thêm:
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.