Kinh doanh in ấn, sao chép, photocopy là loại dịch vụ không còn xa lại với chúng ta, nhất là đối với người làm văn phòng, học sinh, sinnh viên. Có nhiều mô hình kinh doanh in ấn, sao chép, photocopy, điển hình là việc thành lập hợp tác xã. Hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy là một loại hình doanh nghiệp nhưng có những khác biệt cũng như ưu đãi so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An xin được chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật HTX 2012
- Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của của Nghị định 193/2013
- Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
- Các luật thuế hiện hành
2. Ngành nghề in ấn, sao chép, photocopy
Theo Hệ thống kinh tế Việt Nam, in ấn, sao chép gồm các nhóm ngành và các mã ngành thuộc từng nhóm ngành như sau:
- 1811: In ấn:
- In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác…. in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;
- In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm;
- Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.
- In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in khác).
- 1812 – Dịch vụ liên quan đến in:
- Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,…bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;
- Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử;
- Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp sét và in sắp chữ);
- Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm;
- Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);
- Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem;
- In thử;
- Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ để làm các bản khắc);
- Sản xuất các sản phẩm sao chụp;
- Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;
- Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.
3. Điều kiện kinh doanh in ấn, sao chép, photocopy
In ấn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để có thể đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự, cụ thể như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in, cụ thể là:
- Đối với công đoạn chế bản: Cơ sở in phải có ít nhất một trong các thiết bị: Máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in;
- Đối với công đoạn in: Cơ sở in phải có máy in;
- Đối với công đoạn gia công sau in: Cơ sở in phải có máy dao xén (cắt) giấy và có ít nhất một trong các thiết bị: Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công.
- Có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in la-de (laser), in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công;
Điều kiện về nhân sự:
Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
4. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã
Về tên của hợp tác xã:
Tên hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên của hợp tác xã mới không được trùng với tên hợp tác xã đã đăng ký trong phạm vi cả nước. Tên trùng là tên của hợp tác xã được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã đã đăng.
===>>> Xem thêm: Quy định về tên hợp tác xã
Về ngành nghề kinh doanh:
Bạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với in ấn, sao chép, photocopy như đã nêu ở trên.
Về vốn điều lệ và góp vốn:
Vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành hợp tác xã. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của hợp tác xã khi tham gia đấu thầu.
===>>> Xem thêm: Vốn của hợp tác xã
Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
Về phân chia thu nhập của hợp tác xã:
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;
- Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
- Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:
- Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- Phần còn lại được chia theo vốn góp;
- Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;
===>>> Xem thêm: Tài sản không chia của hợp tác xã

Về địa điểm đặt trụ sở hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
Về người đại diện theo pháp luật hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.
Về số lượng thành viên hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Hợp tác xã có tối thiểu 7 thành viên.
===>>> Xem thêm: Quy định về thành viên hợp tác xã
Về cơ cấu tổ chức của hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
===>>> Xem thêm: Cơ cấu tổ chức hợp tác xã
Về chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diên tại các địa phương khác ngoài trụ sở chính.
5. Đăng ký thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Thẩm quyền cấp phép thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Thẩm quyền cấp phép thành lập hợp tác xã là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hợp tác xã
Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã
- Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Thời gian để xin Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Đăng ký con dấu của hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi hợp tác xã đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp dấu cho hợp tác xã.
6. Xin “giấy phép con” việc thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:
Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh đối với hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Hợp tác xã phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh in ấn, sao chép, photocopy, cụ thể như sau:
Xin giấy phép hoạt động in
Thẩm quyền cấp phép:
- Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;
- Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
- Bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in; trường hợp chưa có thiết bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của người đứng đầu cơ sở in kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Giấy phép con đối với cơ sở kinh doanh đối với hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
- Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì cũng phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- Kinh doanh dịch vụ in thuộc diện phải xin giấy phép an ninh trật tự.
7. Công bố sản phẩm:
Doanh nghiệp in ấn, sao chép, photocopy tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trên các phương tiện sau đây:
- Bao bì hàng hóa;
- Nhãn hàng hóa;
- Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định trên về công bố sản phẩm và bị phát hiện trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa thì sẽ bị xử phạt.
8. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Lập hồ sơ khai thuế ban đầu
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi hợp tác xã đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.
===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.
Lệ phí môn bài
- Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
Thuế VAT
Thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ hợp tác xã cung cấp.
===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Áp dụng nếu hợp tác xã sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh.
===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Các đối tượng sau thuộc diện không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
- Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
- Đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
Như vậy hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy cũng được hưởng các ưu đãi dành cho hợp tác xã nêu trên.
9. Ưu đãi đầu tư đối với hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy ?
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
- Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
- Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
- Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
Ngoài ra, hợp tác xã được hưởng ưu đãi nếu thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và/hoặc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và/hoặc ứng dụng công nghệ cao.
===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.
10. Dịch vụ thành lập hợp tác xã in ấn, sao chép, photocopy
Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ thành lập hợp tác xã với uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý. Chúng tôi đã giúp thành lập hàng trăm hợp tác xã trên toàn quốc.
===>>> Xem thêm:
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.