A – Z về thành lập hợp tác xã sản xuất giầy dép

Việc thành lập hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực đã trở nên phổ biến. Đặc biệt là hợp tác xã sản xuất giày dép. Đây là một ngành nghề nhiều tiềm năng phát triển ở Việt Nam, cũng là cơ hội đầu tư kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận. Để làm rõ về các quy định pháp luật khi thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép. Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật Hợp tác xã 2012
  • Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
  • Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của của Nghị định 193/2013
  • Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
  • Các luật thuế hiện hành

2. Ngành nghề sản xuất giầy dép

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bạn có thể chọn các loại ngành nghề sau:

Mã ngành cấp 4 Tên ngành
1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
Nhóm này gồm:
– Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
– Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng
1520 Sản xuất giày dép
Nhóm này gồm:
– Sản xuất giày dép cho mọi mục đích sử dụng, bằng mọi nguyên liệu, bằng mọi cách thức sản xuất bao gồm cả đổ khuôn;
– Sản xuất bộ phận bằng da của giày dép: sản xuất mũi giày và bộ phận của mũi giày, đế trong và phần

3. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã

Về tên của hợp tác xã:

Tên hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên của hợp tác xã mới không được trùng với tên hợp tác xã đã đăng ký trong phạm vi cả nước. Tên trùng là tên của hợp tác xã được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã đã đăng.

===>>> Xem thêm: Quy định về tên hợp tác xã

Về ngành nghề kinh doanh:

Hợp tác xã sản xuất giày dép cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với giầy dép như đã nêu ở trên.

Về vốn điều lệ và góp vốn:

Vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành hợp tác xã sản xuất giày dép. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của hợp tác xã khi tham gia đấu thầu.

===>>> Xem thêm: Vốn của hợp tác xã

Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.

Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

Về phân chia thu nhập của hợp tác xã:

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:

  • Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;
  • Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
  • Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:
  • Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
  • Phần còn lại được chia theo vốn góp;
  • Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;

===>>> Xem thêm: Tài sản không chia của hợp tác xã

Về địa điểm đặt trụ sở hợp tác xã:

Hợp tác xã sản xuất giày dép chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm.

Về người đại diện theo pháp luật:

Chủ tịch Hội đồng quản trị của hợp tác xã sản xuất giày dép là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.

Về số lượng thành viên hợp tác xã:

Hợp tác xã sản xuất giày dép có tối thiểu 7 thành viên.

===>>> Xem thêm: Quy định về thành viên hợp tác xã

Về cơ cấu tổ chức của hợp tác xã:

Cơ cấu tổ chức hợp tác xã sản xuất giày dép gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị,

giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

===>>> Xem thêm: Cơ cấu tổ chức hợp tác xã

Về chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã

Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã sản xuất giày dép có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diên tại các địa phương khác ngoài trụ sở chính.

4. Đăng ký thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép

Thẩm quyền

Thẩm quyền cấp phép thành lập hợp tác xã là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

  • Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã
  • Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
  • Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
  • Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
  • Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.

===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hợp tác xã

Thời hạn

Thời gian để xin Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Đăng ký con dấu của hợp tác xã

Cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi hợp tác xã đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp dấu cho hợp tác xã.

5. Xin “giấy phép con”

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì hợp tác xã sản xuất giày dép phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

Đánh giá tác động môi trường:

Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sau phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép có công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên
  • Dự án xây dựng cơ sở thuộc da

Hợp tác xã có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của hợp tác xã thuộc về UBND cấp tỉnh nơi hợp tác xã hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy:

Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

hợp tác xã sản xuất giày dép
Làm thế nào để thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép hợp pháp? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

6. Công bố sản phẩm:

Hợp tác xã sản xuất giày dép tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trên các phương tiện sau đây:

  • Bao bì hàng hóa;
  • Nhãn hàng hóa;
  • Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.

Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm

7. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

Hợp tác xã sản xuất giày dép có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

  • bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
  • bảo hộ đối với nhãn hiệu

Với việc bảo hộ này, hợp tác xã sản xuất giày dép có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

8. Đăng ký mã số mã vạch:

Việc đăng ký mã số mã vạch hợp tác xã sản xuất giày dép sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, hợp tác xã dễ dàng quản lý sản phẩm…

===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch

9. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với hợp tác xã sản xuất giầy dép

Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã sản xuất giày dép thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi hợp tác xã đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.

===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

Lệ phí môn bài:

  • Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
  • Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

Thuế VAT:

Thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ hợp tác xã cung cấp.

===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.

Thuế xuất nhập khẩu:

Áp dụng nếu hợp tác xã xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

Lưu ý: Từ 2020, với việc Hiệp định EVFTA được thông qua, các doanh nghiệp được hưởng thuế suất xuất khẩu ưu đãi sang các nước thuộc Liên minh Châu Âu giai đoạn.  

===>>> Xem thêm: Biểu thuế suất xuất khẩu ưu đãi EVFTA đối với các sản phẩm từ sữa.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Áp dụng nếu hợp tác xã sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh.

===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

10. Ưu đãi đầu tư đối với hợp tác xã sản xuất giày dép ?

Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các hợp tác xã như sau:

  • Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
  • Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
  • Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
  • Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
  • Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;
  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;

Ngoài ra, hợp tác xã được hưởng ưu đãi nếu thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và/hoặc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và/hoặc ứng dụng công nghệ cao.

===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.

11. Dịch vụ thành lập hợp tác xã sản xuất giày dép

Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ thành lập hợp tác xã với uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý. Chúng tôi đã giúp thành lập hàng trăm hợp tác xã trên toàn quốc.

===>>> Xem thêm:

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói