Sữa là một trong những loại thực phẩm cốt yếu của con người hiện nay bởi nhiều tác dụng không ngờ của nó. Nhận thức được triển vọng kinh doanh trong lĩnh vực này, nhiều hộ kinh doanh sản xuất sữa đã được thành lập. Để cung cấp cho các hộ kinh doanh kiến thức pháp luật khi thành lập hộ kinh doanh sản xuất sữa, trong bài viết này, Công ty Luật Thái An chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật HTX 2012
- Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của của Nghị định 193/2013
- Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
- Các luật thuế hiện hành
2. Ngành nghề chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa vốn nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật đầu tư 2014;
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
- Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
- Các luật thuế hiện hành;
- Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Một số vấn đề cơ bản khi thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
a. Về tên của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Tên hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên của hợp tác xã mới không được trùng với tên hợp tác xã đã đăng ký trong phạm vi cả nước. Tên trùng là tên của hợp tác xã được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã đã đăng.
===>>> Xem thêm: Quy định về tên hợp tác xã
b. Về ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Bạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa như đã nêu ở trên.
c. Về vốn điều lệ và góp vốn của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành hợp tác xã. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của hợp tác xã khi tham gia đấu thầu.
===>>> Xem thêm: Vốn của hợp tác xã
Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
d. Về phân chia thu nhập của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;
- Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;
- Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:
- Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- Phần còn lại được chia theo vốn góp;
- Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;
===>>> Xem thêm: Tài sản không chia của hợp tác xã
e. Về địa điểm đặt trụ sở hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
f. Về người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.
g. Về số lượng thành viên hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Hợp tác xã có tối thiểu 7 thành viên.
===>>> Xem thêm: Quy định về thành viên hợp tác xã
h. Về cơ cấu tổ chức của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
===>>> Xem thêm: Cơ cấu tổ chức hợp tác xã
i. Về chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diên tại các địa phương khác ngoài trụ sở chính.
4. Đăng ký thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
a. Thẩm quyền
Thẩm quyền cấp phép thành lập hợp tác xã là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã
- Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.
c. Thời hạn
Thời gian để xin Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
===>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hợp tác xã
d. Đăng ký con dấu của hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi hợp tác xã đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp dấu cho hợp tác xã.
5. Xin “giấy phép con” thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:
a. Đánh giá tác động môi trường:
Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận về môi trường sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b. Giấy phép phòng cháy chữa cháy:
Nếu là cơ sở sản xuất công nghiệp với khối tích từ 1.000 m3 trở lên, tập trung đông người, với vật liệu sản xuất dễ bắt lửa thì phải đảm bảo an toàn cháy nổ, và phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.
c. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan tới sức khỏe con người thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm.

6. Công bố sản phẩm
Để có thể đưa các sản phẩm chế biến từ sữa vào lưu thông trên thị trường, hợp tác xã cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Về cơ bản, hợp tác xã cần:
- thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại cơ sở được cấp phép
- công bố kết quả đó trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
- nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm
Đối với các sản phẩm sau đây thì cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng:
- thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
7. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hợp tác xã có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:
- bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
- bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- bảo hộ đối với nhãn hiệu
Với việc bảo hộ này, hợp tác xã có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.
8. Đăng ký mã số mã vạch
Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, hợp tác xã dễ dàng quản lý sản phẩm…
===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch
9. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
a. Lập hồ sơ khai thuế ban đầu
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi hợp tác xã đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.
===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.
b. Lệ phí môn bài:
- Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Hợp tác xã có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c. Thuế VAT:
Thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ hợp tác xã cung cấp.
===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
d. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí hợp lệ. Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
đ. Thuế xuất nhập khẩu:
Áp dụng nếu hợp tác xã xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Lưu ý: Từ 2020, với việc Hiệp định EVFTA được thông qua, các doanh nghiệp được hưởng thuế suất xuất khẩu ưu đãi sang các nước thuộc Liên minh Châu Âu giai đoạn.
===>>> Xem thêm: Biểu thuế suất xuất khẩu ưu đãi EVFTA đối với các sản phẩm từ sữa.
e. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Áp dụng nếu hợp tác xã sử dụng đất phi nông nghiệp với mục đích kinh doanh.
===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
10. Ưu đãi đầu tư đối với hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ?
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các hợp tác xã như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
- Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
- Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
- Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
Ngoài ra, hợp tác xã được hưởng ưu đãi nếu thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và/hoặc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và/hoặc ứng dụng công nghệ cao.
===>>> Xem thêm: Các mức ưu đãi đầu tư.
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa thuộc ngành nghề chế biến nông sản vốn được ưu đãi đầu tự, cụ thể là:
- Thuế suất TNDN là 10% theo điểm d khoản 2 theo Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, được sửa đổi bổ sung tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013
- Nếu thuê đất: Miễn tiền thuê đất 11 năm (sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản) (căn cứ Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP0. Trường hợp dự án thuộc danh mục này + thực hiện tại vùng KT-XH khó khăn: miễn 15 năm (Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP);
- Nếu sở hữu quyền sử dụng đất: Miễn thuế SDĐ phi nông nghiệp (căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC);
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.
11. Dịch vụ thành lập hợp tác xã chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ thành lập hợp tác xã với uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý. Chúng tôi đã giúp thành lập hàng trăm hợp tác xã trên toàn quốc.
===>>> Xem thêm:
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
- Luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - 27/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.