Đặc điểm của Công ty cổ phần theo quy định Luật doanh nghiệp 2020
Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh loại hình công ty TNHH, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Với nhiều ưu điểm riêng biệt, loại hình Công ty cổ phần ngày càng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan đến Công ty cổ phần ngày càng cao. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An chúng tôi xin giới thiệu một số quy định của pháp luật hiện hành liên quan tới công ty cổ phần.
1. Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020.
2. Cơ sở pháp lý quy định việc thành lập, hoạt động và giải thể của công ty cổ phần
Cơ sở pháp lý quy định thành lập công ty cổ phần, hoạt động công ty cổ phần và giải thể công ty cổ phần là các văn bản pháp luật sau đây :
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
3. Đặc điểm của công ty cổ phần
Để phân biệt Công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác, chúng ta cần phải dựa những đặc điểm riêng của Công ty cổ phần. Theo đó đặc điểm Công ty cổ phần là:
a. Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn
Khi thành lập công ty cổ phần chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn không quan trọng, không mang tính quyết định trong công ty cổ phần.
b. Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu của công ty cổ phần. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc, nhiều cổ phần trong công ty cổ phần. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đồng có thể mua nhiều cổ phần trong công ty cổ phần.
Xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty được thể hiện bằng cổ phiếu. Theo đó, cổ phiểu là bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử trong đó có chứa các nội dung :
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
- Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật doanh nghiệp năm 2020 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
>>> Xem thêm: Vốn điều lệ công ty cổ phần
c. Kiểm soát quyền sở hữu công ty
Để giúp kiểm soát quyền sở hữu công ty cổ phần, pháp luật hoặc Điều lệ công ty cổ phần có thể giới hạn tối đa số cổ phần mà một cổ đông có thể mua nhằm chống lại việc một cổ đồng nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty cổ phần do có nhiều vốn góp.
d. Các loại cổ phần và mệnh giá cổ phần trong công ty
Các loại cổ phần được quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
- Cổ phần phổ thông;
- Cổ phần ưu đãi: gồm có Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
Luật Doanh nghiệp không quy định vốn điều lệ của công ty cổ phần phải chia thành bao nhiêu phần, mỗi phần có giá trị bao nhiêu. Tuy nhiên, Luật Chứng khoán của Việt Nam quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam.
Như vậy, công ty cổ phần nào muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì trước đó phải thực hiện việc quy mệnh giá cổ phần về mười nghìn đồng Việt Nam. Điều đó dẫn đến hệ quả là trên thực tế các công ty cổ phần đều xác định mệnh giá cổ phần là mười nghìn đồng Việt Nam để đảm bảo tính thanh khoản.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cổ phần tại BÀI VIẾT NÀY.
e. Cổ đông công ty
Cổ đông của Công ty cổ phần thường rất đông. Luật doanh nghiệp quy định cổ đông của Công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
>>> Xem thêm: Cổ đông công ty cổ phần
f. Chuyển nhượng vốn trong công ty
Công ty cổ phần có đặc trưng nổi bật là các cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm kể từ khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần được thực hiện theo cách thông thường (các cổ đông ký kết các hợp đồng chuyển nhượng cổ phẩn) hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
>>> Xem thêm: Chuyển nhượng cổ phần như thế nào?
g. Trách nhiệm của cổ đông trong công ty
Các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty cổ phần.
h. Huy động vốn đối với công ty
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty cổ phần để thực hiện việc huy động vốn. Vì vậy khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần là rất lớn.
i. Tư cách pháp nhân của công ty
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này được thể hiện như sau
- Công ty được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Có cơ cấu tổ chức;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
k. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, có cơ cấu quản trị chuyên nghiệp tách bạch với sở hữu của cổ đông với Công ty. Có thể nói, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhất trong số các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, do đó mô hình Công ty cổ phần được nhiều người lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp.
4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần là tổng thể các bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần, có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi bộ phận, phòng ban đều được quy định quyền hạn và trách nhiệm của mình để có sự phối hợp trong vận hành vì mục tiêu phát triển Công ty.
Theo quy định tại Điều 137 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, cơ cấu Công ty cổ phần được tổ chức theo 2 mô hình đó là
Mô hình thứ nhất:
Cơ cấu tổ chức gồm có:
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao thứ 2 của công ty, sau Đại Hội đồng Cổ đông, nắm thẩm quyền đối với hầu hết các hoạt động, các định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, vốn, nhân lực chủ chốt cho đến công khai hoá, minh bạch hoá và kiểm tra, giám sát Công ty.
- Ban kiểm soát: là một cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ban kiểm soát tập trung vào việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cũng như giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật vì lợi ích của các cổ đông. Lưu ý: Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: là người quản lý Công ty, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc. Hội đồng quản trị cũng có quyền bãi nhiệm Giám đốc Công ty cổ phần hoặc miễn nhiệm Giám đốc Công ty cổ phần.
Mô hình thứ hai:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Tuỳ vào định hướng phát triển hoạt động kinh doanh mà các Công ty cổ phần có thể lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức như trên.
5. Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần
a. Ưu điểm của Công ty cổ phần
Thứ nhất: Công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên mức độ rủi ro của các cổ đông là không cao.
Thứ hai: Công ty có khả năng huy động vốn lớn.
Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác, điều này đã tạo điều kiện cho nhiều người góp vốn vào công ty, qua đó sẽ làm tăng vốn của Công ty, giúp Công ty nhanh chóng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.
Thứ ba: Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.
Thứ tư: Việc chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần.
Thứ năm: Công ty cổ phần phù hợp phù hợp với quy mô doanh nghiệp lớn, hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực và cũng là mô hình phù hợp nhất cho nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
b. Nhược điểm của Công ty cổ phần
Thứ nhất: Công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn bên cạnh những thuận lợi thì điều này cũng chuyển rủi ro cho các chủ nợ. Công ty cổ phần thường có nhiều cổ đông, đôi khi các cổ đông không quen biết nhau, nhiều người không hiểu về hoạt động kinh doanh, việc góp vốn của họ của khác nhau. Do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông đối với Công ty là khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng lợi dụng, lạm dụng hoặc tranh chấp giữa các cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
Thứ hai: Việc quản lý điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp, bởi có số lượng cổ đông lớn, thậm chí có thể có sự phân hoá giữa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.
Thứ ba: Các cổ đông thường không chú trọng vào hoạt động kinh doanh của Công ty mà thường chỉ quan tâm đến lãi cổ phần hàng năm. Điều này khiến cho các lãnh đạo Công ty thường chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến các chiến lược phát triển Công ty lâu dài, khiến hiệu quả kinh doanh dài hạn của Công ty bị giảm sút.
Thứ tư: Công ty cổ phần khó giữ bí mật các thông tin. Vì lợi nhuận của các cổ động và để thu hút nhà đầu tư, Công ty cổ phần thường phải tiết lộ những thông tin quan trọng, kể cả những thông tin về tình hình tài chính. Những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác, sử dụng.
6. Làm thế nào để thành lập công ty cổ phần và làm sao Công ty cổ phần hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật?
Hiện nay, tất cả các công ty cổ phần kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, các công ty cổ phần thường cần có sự tư vấn pháp lý từ các chuyên gia pháp lý, các Luật sư giàu kinh nghiệm thực tế và kiến thức pháp lý.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần
Công ty Luật Thái An của chúng tôi là một trong những Công ty Luật hàng đầu trong việc tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đặc biệt là tư vấn pháp luật cho Công ty cổ phần. Đến với Công ty Luật Thái An, bạn có thể được trải nghiệm các dịch vụ tư vấn sau:
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần, tái cấu trúc doanh nghiệp;
- Tư vấn thường xuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần (các vấn đề về hợp đồng lao động, bảo hiểm, kinh doanh, đầu tư, quản lý nội bộ,…);
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng, hỗ trợ soạn thảo,rà soát hợp đồng, đưa ra các giải pháp pháp lý, giải pháp thực tiễn cho khách hàng trong quá trình đàm phán, thương lượng và thực hiện hợp đồng với các đối tác;
- Tư vấn và thực hiện giải quyết tranh chấp nội bộ và tranh chấp với bên ngoài;
- Tư vấn giải pháp và thực hiện xử lý nợ khó đòi;
- Tham mưu giải pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý;
- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền của Công ty cổ phần , tham gia tố tụng trong các vụ án liên quan đến Công ty cổ phần .
- Các yêu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý khác theo thoả thuận với Công ty cổ phần .
Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An?
Công ty Luật Thái An luôn là lựa chọn hàng đầu khi các Công ty cổ phần gặp phải các vấn đề pháp lý. Bởi Công ty Luật Thái An sẽ mang lại cho các Công ty cổ phần những lợi ích sau:
- Được các chuyên gia pháp lý, luật sư tư vấn đối với tất cả các lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh, hỗ trợ công ty cổ phần soạn thảo các văn bản giấy tờ, pháp lý, hợp đồng…, đảm bảo các giao dịch mà công ty tham gia đúng quy định của pháp luật.
- Đến với Công ty Luật Thái An, bạn chỉ cần trả một mức chi phí hợp lý để có một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm về đa mảng như: đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, hợp đồng, thu hồi nợ, các vấn đề liên quan đến người lao động,…tư vấn dự đoán chiến lược cho công ty cổ phần những hậu quả, tranh chấp, rủi ro mà công ty có thể gặp phải.
- Được trả đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý hỗ trợ các vấn Công ty cổ phần gặp phải mọi lúc, mọi nơi, giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
- Khi có sự giúp sức của của Công ty Luật Thái An, Công ty cổ phần sẽ luôn được bảo mật thông tin giúp doanh nghiệp cảm thấy an tâm khi thực hiện hoạt động kinh doanh, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ pháp lý liên quan tới luật doanh nghiệp về công ty cổ phần
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024