Quy định về thừa kế thế vị
1. Thừa kế thế vị là gì?
Theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015. thừa kế thế vị được quy định như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
2. Đặc điểm của thừa kế thế vị
2.1 Chủ thể của thừa kế thế vị
Chủ thể của thừa kế thế vị là
- Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà
- Chắt được thừa kế thế vị di sản của các cụ
2.2 Phạm vi áp dụng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc.
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp; Xem thêm: CÁCH LẬP DI CHÚC HỢP PHÁP
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Lưu ý:
- Trường hợp người có di sản đã định đoạt một phần di sản bằng di chúc, thì thừa kế thế vị chỉ được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt.
- Trường hợp nếu người lập di chúc đã định đoạt toàn bộ di sản bằng di chúc, thì thừa kế thế vị không được áp dụng trừ trường hợp thế vị không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
- Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật.
2.3 Di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).
Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
3. Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị
- Thứ nhất, con hoặc cháu của người để lại di sản phải chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản
- Thứ hai: Khi còn sống, con hoặc cháu phải có quyền được hưởng di sản của người để lại di sản (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị).
- Thứ ba: Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Thứ tư: Người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.
- Thứ năm: Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho quan hệ giữa người để lại di sản – con – cháu – chắt theo chiều dọc, không áp dụng theo chiều ngược lại.
4. Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?
5. Con riêng có được hưởng thừa kế thế vị không?
Căn cứ công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Toà án nhân dân tối cao thì: Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con thì cần căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Điều 69, 70, 71, 72).
Trong đó, phải đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như: bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con… hoặc nếu bố dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương thì con riêng đã chu cấp tiền nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng…Đồng thời, mức độ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ.
Xem thêm:
Con riêng có được hưởng thừa kế không? Nếu có thì sẽ chia thừa kế thế nào?
6. Nghĩa vụ của người thừa kế thế vị là gì?
Người thừa kế thế vị phải thực hiện nghĩa vụ của người thừa kế nói chung. Cụ thể người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
7. Người thừa kế thế vị có quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?
Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế thế vị có quyền từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Xem thêm:
8. Người thừa kế thế vị không được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp nào?
Người thừa kế thế vị sẽ không được hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp sau đây:
- Người thừa kế thế vị không còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết
- Người thừa kế thế vị của những người thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.
- Người thừa kế thế vị thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự thì người không được quyền hưởng di sản bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự quy định nếu người để lại di sản đã biết hành vi nêu trên của những người thừa kế thế vị nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thì những người thừa kế thế vị này vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế.
9. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị là từ khi nào?
Theo Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Toà án xác định theo khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp thừa kế thế vị thì quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị phát sinh kể từ thời điểm người có tài sản chết.
10. Phải làm gì để bảo vệ quyền lợi ích của người thừa kế thế vị?
Thừa kế thế vị là một trong các quyền thừa kế theo pháp luật được pháp luật bảo vệ và công nhận trên sở huyết thống giữa những người trong quan hệ thừa kế. Chính vì vậy, khi những người thừa kế thế vị nhận thấy quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hãy tìm ngay đến dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế thế vị của Công ty tư vấn luật Thái An.
Luật Thái An chúng tôi sẽ giúp khách hàng:
- Xác định quyền thừa kế thế vị;
- Hiểu được trình tự thủ tục thừa kế thế vị; thủ tục khai nhận di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế;
- Xác định di sản thừa kế;
- Xác định hàng thừa kế, phần công sức đóng góp của người trực tiếp quản lý tài sản thừa kế.
- Xác định các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo quy định của pháp luật;
- Xác định những người không được quyền hưởng di sản thừa kế
- Xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
- Xác định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (nếu có);
- Xác định cách thức phân chia phần chia tài sản thừa kế theo di chúc, thừa kế thao pháp luật
- Xác định thời hiệu về thừa kế
- Đưa ra các phương án phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
- …
Đến với Luật Thái An, quyền và lợi ích của Quý khách hàng sẽ được bảo vệ một cách tối đa. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về thừa kế thế vị nói riêng và thừa kế nói chung!
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan - 31/10/2022
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai - 19/03/2022
- Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay? - 31/10/2021